Không rụng trứngcho dù có kinh nguyệt đều đặn có thể là điều khó tin nhưng nó lại xảy ra ở một số chị em phụ nữ. Nguy hại hơn khi đây cũng được xếp vào hàng ngũ những nguyên nhân khiến chị em không thể thụ thai, dẫn đến hiếm muộn, vô sinh. Để rõ hơn về vấn đề này, mời bạn theo dõi những thông tin hữu ích mà Lily & WeCare chia sẻ dưới đây.
Điều bạn cần biết về quá trình rụng trứng
Bình thường, hàng tháng, ở buồng trứng của người phụ nữ bình thường sẽ có một trứng trưởng thành. Sau khi đủ lớn đến một mức độ nhất định, trứng sẽ rụng xuống. Nếu trứng gặp được tinh trùng thì sẽ phát triển thành phôi thai, còn nếu không sẽ tự tan biến và ra ngoài cùng với lớp niêm mạc bong ra, gọi là chu kì kinh nguyệt.
Nhiều chị em bất ngờ khi nhận biết bản thân không rụng trứng dù có kinh nguyệt hàng tháng đều đặn. Cũng có những trường hợp chị em sau khi không thụ thai đã đi canh trứng lại phát hiện không có trứng, đây là vấn đề do chu kì kinh nguyệt của bạn không phóng noãn.
Nguyên nhân gây ra tình trạng không rụng trứng là gì?
Thông thường có thể là do trứng quá nhỏ, không trưởng thành hoặc có thể là do cơ thể của bạn bị rối loạn rụng trứng, buồng trứng không nhận đủ tín hiệu về thời gian để làm trứng chín và giải phóng trứng.
Tuyến yên chính là cơ quan sản xuất ra các hormone kiểm soát hoạt động của buồng trứng. Do đó, manh mối đầu tiên để xem xét khi gặp phải tình trạng không rụng trứng chính là kiểm tra sự tương tác giữa tuyến yên và buồng trứng.
Lời khuyên cho bạn là: Hãy theo dõi thêm một vài chu kỳ kinh nguyệt nữa. Ngoài việc siêu âm canh trứng, bạn có thể dựa vào các dấu hiệu xác đinh việc trứng rụng như nhiệt độ cơ thể tăng nhẹ, tăng tiết dịch âm đạo, hoặc cảm giác tức nặng và nhói bụng, tăng ham muốn...để tăng cơ hội thụ thai lên mức tương đương với những người phụ nữ bình thường khác.
Đàn ông đang mong có con cần làm ngay điều này!
Bị nhiễm HIV hơn 10 năm muốn có con có được không? Nên điều trị ở đâu tại Thành phố Hồ Chí Minh?
5 địa chỉ khám rối loạn kinh nguyệt tốt nhất ở TP. Hồ Chí Minh
Ung thư cổ tử cung có chết không?
Bỡ ngỡ tuổi dậy thì: Nỗi lo kinh nguyệt không đều
điều trị không rụng trứng có khó khăn không?
May mắn là hầu hết các trường hợp trứng không rụng đều có thể điều trị. Để đưa chu kỳ rụng trứng về mức thích hợp, bác sĩ có thể kê thuốc uống hoặc một vài biện pháp điều trị khác dành cho bạn tùy vào từng trường hợp.Thuốc uống phổ biến nhất cho tình trạng này mà bạn có thể tham khảo là Clomid và Serophene. Chúng được thiết kế để tăng mức FSH và LH, đây là hai hormone điều khiển sự hoạt động của buồng trứng trong tuyến yên. Nhờ đó, buồng trứng sẽ nhận đủ tín hiệu để thúc đẩy quả trứng đủ trưởng thành và phóng thích quả trứng đó. Hầu hết bệnh nhân được điều trị theo cách này sẽ lấy lại chu trình rụng trứng đều đặn và có thể mang thai trong vòng từ 3- 6 chu kỳ điều trị. Nếu đã quá khoảng thời gian này mà khả năng rụng trứng vẫn không mấy cải thiện, thì các bác sĩ có thể sẽ thực hiện thêm các biện pháp phụ trợ.
Đầu tiên, các bác sĩ sẽ xem xét khả năng những vấn đề khác gây khó khăn cho việc thụ thai hay không.Thông thường, thất bại trong việc thụ thai còn liên quan đến vấn đề tổn thương vùng xương chậu, các bệnh ở ống dẫn trứng, hoặc vô sinh ở người chồng...
Thụ tinh nhân tạo có thể là giải pháp để hỗ trợ những trường hợp kể trên. Nếu bạn lựa chọn thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) thì khả năng thành công là trên 50%.
Không rụng trứng là một trong những nguyên nhân gây vô sinh có thể điều trị được. Tuy nhiên, không phải tất cả các cặp đôi đều gặt hái được thành công từ những phương pháp điều trị. Vì vậy bạn cần nhận thức và đối mặt được với những vấn đề đi kèm ngoài rụng trứng, bởi những trở ngại có thể khiến việc điều trị kéo dài và khó khăn hơn. Việc theo dõi và được điều trị bởi một chuyên gia sẽ giúp ích rất nhiều cho những cặp vợ chồng nào đang gặp phải vấn đề này. Lời khuyên hữu hiệu là hãy đến gặp bác sĩ sớm để gia đình bạn sớm có tin vui.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!