Vì sao quyết chặn Covid-19, không thể 'buông' để tạo miễn dịch trong cộng đồng?

Thời sự - 11/24/2024

Hiện đang có hai luồng tranh luận về chống dịch Covid- 19, hoặc để dịch lan rộng như một số nước Châu Âu tạo ra miễn dịch trong cộng đồng và chỉ tập trung điều trị các ca bệnh nặng hoặc quyết liệt phòng, chống dịch như chúng ta đang làm.

Vì sao quyết chặn Covid-19, không thể 'buông' để tạo miễn dịch trong cộng đồng?

Tranh cãi về chuyện có nên để dịch Covid- 19 lan rộng tạo miễn dịch trong cộng đồng như một số nước Châu Âu?

Hiện đang có hai luồng tranh luận về chống dịch Covid- 19: hoặc để dịch lan rộng như một số nước Châu Âu tạo ra miễn dịch trong cộng đồng và chỉ tập trung điều trị các ca bệnh nặng hoặc quyết liệt phòng, chống dịch như chúng ta đang làm.

Chia sẻ với VietNamNet, PGS. TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế), Cố vấn Trung tâm đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam khẳng định 'quan điểm để dịch lan rộng tạo miễn dịch trong cộng đồng''hết sức sai lầm'.

Bởi theo PGS. TS Trần Đắc Phu, trong chống dịch mục tiêu được đặt ra làm sao giảm tỷ lệ mắc, giảm tỷ lệ tử vong và đặc biệt giảm tử vong là một điều rất quan trọng, rất trọng yếu.

'Đối với dịch Covid- 19 là dịch bệnh lây lan rất nhanh, rất mạnh khiến số mắc rất lớn. Cụ thể vừa qua như Vũ Hán, Hàn Quốc, Ý chỉ trong thời gian rất ngắn số mắc rất cao.

Mặc dù dịch này có tỷ lệ tử vong không cao như SARS, MERS-CoV nhưng cao hơn cúm và gây tử vong rất lớn ở các đối tượng người già, người có bệnh mãn tính.

'Nếu thả nổi sẽ gây ra quá tải trong các cơ sở dịch vụ y tế và chắc chắn số chết sẽ cao. Bài học từ một số nước có kinh tế phát triển nhưng giải pháp sai lầm ngay từ ban đầu bây giờ không kiểm soát nổi như Ý, I ran và kể cả một số nước Châu Âu và Mỹ là những ví dụ.

Tôi cho rằng với những bằng chứng đó, chúng ta thấy rằng là không thể thả nổi được. Như Thủ tướng đã nói, chúng ta có thể hy sinh kinh tế trong ngắn hạn nhưng để dập được dịch, không bị tổn thất nặng nề trong dài hạn', PGS. TS Trần Đắc Phu nhấn mạnh.

Trước diễn biến dịch phức tạp trong những ngày vừa qua, khi chúng ta bước vào giai đoạn hai với số mắc đã ghi nhận lên tới 53 trường hợp mắc, ông Phu cho rằng, đây là một thách thức lớn.

Lý giải điều này, cố vấn Trung tâm đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam cho rằng, nếu như trước kia (giai đoạn đầu), ta chỉ phải đối phó với dịch xâm nhập từ Trung Quốc, sau đó Hàn Quốc. Nhưng hiện nay dịch xảy ra ở nhiều quốc gia, đặc biệt ở nhiều nước có quan hệ với Việt Nam nơi có nhiều người qua lại cũng như người Việt Nam học tập và sinh sống như Châu Âu (Ý, Pháp, Đức) và Mỹ.

Chưa kể, nhiều người ở các nước châu Âu, Châu Mỹ về Việt Nam nhưng không bay thẳng mà có qua các nước khác sau đó mới về Việt Nam như Thái Lan, Lào, Campuchia… Điều này tạo nên sự khó kiểm soát, khiến dịch bệnh xâm nhập từ nước ngoài vào Việt Nam.

PGS. TS Trần Đắc Phu cho rằng mục đích là giảm số mắc giảm tử vong, dịch này chưa có thuốc điều trị đặc hiệu thì việc giảm số mắc sẽ giảm được số tử vong.

'Số mắc không cao thì không bị quá tải y tế. Biện pháp từ trước đến nay cũng như Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nói, đó là vấn đề chúng ta phải ngăn chặn, phát hiện sớm để cách ly, khoanh vùng và dập dịch một cách quyết liệt. Và quan điểm của Việt Nam ngay từ đầu đến giờ rất phù hợp và được quốc tế đánh giá rất cao. Có thể xảy ra đốm lửa nhỏ nhưng không để thành đám cháy lớn', PGS. TS Trần Đắc Phu nhận định.

Theo Bộ Y tế, tính đến chiều 14/3, Việt Nam đã ghi nhận 53 trường hợp mắc Covid- 19. Trong đó 16 trường hợp điều trị khỏi ra viện. Từ 6/3 đến nay, Việt Nam ghi nhận thêm 37 ca mắc mới. Đáng lưu ý, chỉ trong ngày 14/ 3 Việt Nam đã tăng thêm 6 trường hợp mắc, trong đó hầu hết các trường hợp đều trở về từ Châu Âu.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!