Bà mẹ mang thai cần bổ sung rất nhiều chất dinh dưỡng để thai nhi được phát triển một cách toàn diện nhất. Một trong những cách bổ sung chất được các bác sĩ khuyên dùng đó là uống Vitamin khi mang thai. Tuy nhiên có nhiều trường hợp uống Vitamin khi mang thai lại xảy ra hiện tượng buồn nôn mà không hiểu nguyên nhân tại sao.
Uống vitamin lúc đói gây nôn
Uống vitamin khi mang thai là một cách để bổ sung chất dinh dưỡng cho bà mẹ và thai nhi, tuy nhiên có rất nhiều bà mẹ gặp phải tình trạng nôn ói khi uống các loại vitamin trong lúc đói. Đặc biệt là vitamin bổ sung sắt, một trong những chất quan trọng cần được bổ sung.
Bởi sắt là một chất rất cần thiết đối với phụ nữ mang thai, vì nó là thành phần không thể thiếu trong hồng cầu và tham gia việc tổng hợp các enzim trong cơ thể. Việc buồn nôn khi uống sắt có thể do những nguyên nhân sau.
Tuy nhiên nếu bạn uống các loại vitamin chứa sắt khi bụng đói sẽ dẫn đến buồn nôn vì sắt dễ gây “khó chịu” cho dạ dày. Để tránh được hiện tượng này, hãy ăn lót dạ trước khi uống vitamin bổ sung sắt khoảng 30 phút để dạ dày không bị kích thích gây buồn nôn.
Nếu bạn đang gặp các vấn đề về dạ dày như đau dạ dày, loét tá tràng cũng nên cân nhắc việc uống sắt để không làm bệnh nặng thêm. Ngoài ra, bạn cũng cần chú ý về liều lượng đang dùng vì việc dùng quá liều lượng sẽ dẫn đến thừa sắt và ảnh hưởng đến quá trình tạo máu ở thai nhi.
Nếu mẹ bầu uống vitamin trong lúc đói thì có thể sẽ mắc phải triệu chứng nôn, buồn nôn
Uống vitamin khi mang thai sai liều lượng
Khi tư vấn về việc uống vitamin khi mang thai, các bác sĩ khuyên bà bầu nên chú ý đến liều lượng khi uống. Vì nó có thể gây ra hiện tượng buồn nôn hay nôn cho các chị em, trong đó đặc biệt lưu ý đến vitamin bổ sung hàm lượng canxi. Vì có rất nhiều người thường lạm dụng loại vitamin này trong thai kỳ.
Canxi là một loại vitamin quan trọng không thể thiếu đối với phụ nữ mang thai vì nó tham gia vào quá trình phát triển của xương, giúp xương chắc khỏe. Nhưng khi uống canxi, tốt nhất các chị em nên chia nhỏ liều lượng uống trong ngày. Khi uống cũng có thể ăn kèm những đồ ăn nhẹ ưa thích để át đi mùi của canxi.
Nếu hiện tượng buồn nôn kéo dài hay đi kèm với tiêu chảy, táo bón, đau dạ dày... thì tốt nhất các mẹ nên đi khám bác sĩ để nắm rõ hơn về tình trạng của mình nhé.
Một lưu ý nhỏ nữa là các mẹ cần tránh uống canxi cùng lúc với sắt vì như thế sẽ làm giảm khả năng hấp thụ sắt cho cơ thể. Có thể chia ra uống canxi vào buổi sáng và uống sắt vào buổi trưa, còn nên uống sắt sau bữa ăn khoảng 1-2 giờ nhưng nhớ là không nên uống khi bụng đói.
Dạ dày quá nhạy cảm
Dạ dày quá nhạy cảm cũng có thể là một nguyên nhân gây buồn nôn khi uống vitamin. Nếu uống vitamin khi mang thai, các mẹ nên theo dõi dạ dày của mình. Nhiều phụ nữ mang thai có dạ dày quá nhạy cảm, cộng với việc uống những vitamin dễ gây “khó chịu” cho dạ dày như vitamin C, E hay sắt là nguyên nhân gây ra buồn nôn.
Cần chú ý đến liều lượng của những loại vitamin này khi sử dụng như của vitamin C là không quá 75mg/ngày, vitamin E là 15mg/ngày, sắt là 18mg/ngày. Nếu bạn đang uống quá liều trên thì nên giảm liều sử dụng xuống. Còn nếu bạn không dùng quá liều lượng thì hãy chia nhỏ liều dùng thành hai bữa sáng, tối trong ngày.
Nếu bạn gặp phải các vấn đề về dạ dày, sẽ có triệu chứng nôn khi uống các loại vitamin
Kích thước, hình dáng viên uống
Chế độ dinh dưỡng khoa học cho bà mẹ sau sinh
Trẻ dậy thì có nên uống sữa để phát triển chiều cao?
Bí quyết lựa chọn phô mai chuẩn theo từng tháng tuổi
Các chất dinh dưỡng mẹ bầu cần bổ sung trong 3 tháng cuối thai kỳ
Thực đơn giàu chất dinh dưỡng dành cho bé 5 tuổi
Uống vitamin khi mang thai, các mẹ cũng cần chú ý đến kích thước, hình dáng viên uống. Đôi khi dạng viên vitamin cũng là một nguyên nhân gây buồn nôn. Nếu vitamin có kích thước to các mẹ có thể chia đôi và uống hai lần. Ngoài ra, có thể chuyển từ viên nén sang viên nang hay dạng lỏng để uống. Trên thị trường ngày nay có rất nhiều loại vitamin được sản xuất ở những dạng khác nhau nên các mẹ hãy tìm dạng mà mình dễ uống nhất.
Tóm lại uống vitamin khi mang thai là điều rất cần thiết đối với bà bầu, nhưng nếu hiện tượng buồn nôn tiếp tục kéo dài không dứt dù đã thử mọi biện pháp các mẹ nên dừng uống và đi khám bác sĩ để có những tư vấn kịp thời. Nhằm bảo vệ sức khỏe tốt nhất cho cả mẹ và thai nhi trong bụng.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!