Việc 'bắt cóc lấy nội tạng trẻ em', bác sĩ đầu ngành nói gì?

Sống khỏe mạnh - 11/24/2024

'Hoàn toàn không thể có chuyện mổ lấy nội tạng như miêu tả'.

Theo các chuyên gia đầu ngành, việc ghép tạng đòi hỏi một quy trình công phu và chặt chẽ, nhất là việc bảo quản nguồn hiến.

Thông tin bắt cóc trẻ em để mổ sống lấy nội tạng đang gây xôn xao dư luận. Tuy nhiên việc mổ và ghép tạng có thể thực hiện đơn giản như thế, từ việc lấy trộm hoặc cướp nội tạng?

Việc 'bắt cóc lấy nội tạng trẻ em', bác sĩ đầu ngành nói gì?

Dư luận đang xôn xao thông tin trẻ em bị bắt cóc để lấy nội tạng (ảnh minh họa: Internet)

Quy trình nghiêm ngặt cho - nhận tạng

Về điều này, PGS.TS Nguyễn Tiến Quyết, nguyên Giám đốc BV Việt Đức (Hà Nội) – nơi đầu ngành về ghép tạng của Việt Nam khẳng định hoàn toàn không thể có chuyện mổ lấy nội tạng như miêu tả.

Theo đó, khi xác định được nguồn tạng hiến, sau một loại chỉ định xét nghiệm, bắt đầu vào giai đoạn lấy tạng, bác sĩ phải đặt các đường ống truyền để bơm dung dịch đặc biệt vào để rửa tạng. Tạng sau khi được lấy ra khỏi cơ thể phải nhanh chóng được rửa và bảo quản trong môi trường được quản lý nghiêm ngặt với dung dịch đặc biệt cũng như đòi hỏi vô trùng, nhiệt độ,…

Tạng lấy ra được bảo quản trong những máy móc đặc biệt, và chỉ trong một khoảng thời gian nhất định sau đó được cấy ghép vào người nhận. Theo chuyên gia, toàn bộ quá trình này đòi hỏi cả một ê-kíp chuyên nghiệp, không hề đơn giản.

Hai ca ghép tạng xuyên Việt vào tháng 9/2015 và 4/2016 mới đây cho thấy sự kết hợp của hàng chục chuyên gia, bác sĩ và sự hỗ trợ của hàng không, giao thông mới có thể thành công các ca ghép.

Là người đóng vai trò quan trọng trong các ca ghép trên, GS.TS. TTND Trịnh Hồng Sơn, Giám đốc Trung tâm Điều phối Ghép tạng Quốc gia, Phó giám đốc Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức cũng cho biết, để thực hiện một ca ghép tạng cần 4 khâu được quản lý chặt chẽ về y khoa cũng như pháp luật. Quy trình gồm chuẩn bị nguồn hiến, người nhận, nhân lực kỹ thuật và theo dõi, chăm sóc sau ghép.

Việc 'bắt cóc lấy nội tạng trẻ em', bác sĩ đầu ngành nói gì?

Một ca ghép tạng tại Bệnh viện 103 hôm 27/7. Ảnh: Bác sĩ cung cấp.

Trong đó, người cho tạng cần được khám sức khỏe tổng quát, đảm bảo không có bệnh lý kèm theo. Tuổi người cho nên tương đương hoặc lớn hơn người nhận và đảm bảo phản ứng chéo giữa người cho và nhận, các xét nghiệm viêm gan virus B, C và nhiễm virus CMV, EBV,... của cả hai đều âm tính mới được phép hiến – ghép tạng.

'Trong trường hợp bệnh nhân chết, từ lúc lấy tạng khỏi cơ thể đến khi ghép phải trong vòng 8 tiếng. Do đó, thời gian di chuyển, thời gian bảo quản tạng, các trường hợp phát sinh…. luôn được tính toán kỹ lưỡng nhất. Một ca ghép tạng đòi hỏi ê-kíp rất đông làm việc chuyên nghiệp, phối hợp nhịp nhàng', GS Trịnh Hồng Sơn cho hay.

Về thời gian bảo quản, chuyên gia cho hay dưới sự bảo quản của các dung dịch chuyên biệt, cho từng loại tạng, ở nhiệt độ 4 độ C, mỗi loại có một thời gian cho phép khác nhau. Đa số các phẫu thuật viên chọn thời gian là 4-5 giờ sau khi cắt tim, 6-8 giờ sau khi cắt phổi, 10-12 giờ cho tụy tạng, 40-45 giờ cho thận.

Nếu lấy ra để dưới nhiệt độ thường, tạng người sẽ hỏng sau một thời gian ngắn, đa số dười 1 giờ (thận chỉ có 15 phút).

5 bước của một ca ghép tạng

Theo các chuyên gia, để ghép tạng thành công cần trải qua 5 bước cơ bản:

- Giám định y khoa ở trung tâm cấy ghép: Người được ghép tạng cần phải lấy máu và chụp X-quang để được kiểm tra nhóm máu và các yếu tố phù hợp khác để xác định xem liệu cơ thể có chấp nhận một tạng khác hay không.

Máy giúp tim vẫn đập sau khi rời cơ thể người

Bên cạnh đó, bác sĩ sẽ kiểm tra liệu người bệnh có đủ sức khỏe để phẫu thuật và thực hiện theo đúng giờ giấc uống thuốc.

- Chờ thông tin từ nguồn hiến: Nếu người bệnh được chỉ định cấy ghép, người đó cần trông chờ vào nguồn hiến từ người thân hoặc từ người khác hiến tặng. Thời gian phải chờ đợi phụ thuộc vào nhiều yếu tố nhưng chủ yếu được xác định bởi mức độ phù hợp giữa người nhận và người hiến tặng. Điều này không dễ dàng.

- Xét nghiệm xác định độ tương thích: Sự phù hợp được xác định dựa vào nhiều yếu tố: nhóm máu, kháng nguyên bạch cầu, kháng thể,…

- Bước vào phẫu thuật cấy ghép: Người nhận và người hiến tặng sẽ được thực hiện cùng một lúc, thường là ở những phòng cạnh nhau. Một nhóm các bác sĩ phẫu thuật sẽ thực hiện cắt tạng từ người hiến, trong khi một nhóm người khác chuẩn bị việc nhận tạng được hiến tặng.

- Phục hồi sau phẫu thuật: Để quyết định tạng ghép đó có thể sống được bao lâu do rất nhiều yếu tố tác động.  Bên cạnh yếu tố từ người cho còn có các yếu tố liên quan đến cơ địa người nhận, thuốc sử dụng, bệnh lý phối hợp, các yếu tố môi trường địa lý…

Nhiều người ghép vào cơ thể không thành công do thải ghép cấp, thải ghép tối cấp hoặc sau vài năm, họ mới xuất hiện tổn thương. Người may mắn sống từ 12-25 năm, thậm chí 30 năm, hoặc lâu hơn.

>> Xem thêm: Hiến tạng người thân chết não: Cần lắm những tấm lòng

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!