Trẻ nhỏ bị mộng du có thể đứng dậy đi lại, mắt mở to, thậm chí ăn uống bình thường nhưng hoàn toàn không thấy gì, không nhận thức được những gì chúng đang làm. Mỗi lần mộng du thường kéo khoảng 10 phút.
Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị mộng du như quá lo lắng, áp lực về điều gì đó (sợ làm bài tập, sợ đến trường...), sợ bóng tối, thiếu ngủ, ấn tượng mạnh về một bộ phim hay trò chơi điện tử, hoặc có thể do tác dụng phụ của thuốc mà bé đang sử dụng... Đó cũng có thể là do yếu tố di truyền, một cuộc điều tra trên những bé bị mộng du cho thấy 60-80% cha mẹ chúng từng bị như vậy.
Không nên đánh thức khi trẻ mộng du vì điều này thực sự không cần thiết. Bạn có thể hướng dẫn, cầm tay trẻ đưa trở lại vào phòng. Nếu trẻ thức dậy, đừng nói gì nhiều vì trẻ nói chuyện, trả lời lúc này sẽ không mạch lạc. Khi ngủ dậy, trẻ cũng không còn nhớ gì cả.
Trẻ nhỏ bị mộng du có thể đứng dậy đi lại, mắt mở to, thậm chí ăn uống bình thường nhưng không nhận thức được những gì chúng đang làm (Ảnh minh họa: Internet)
Để tránh trẻ mộng du không gặp nguy hiểm, phụ huynh có thể loại bỏ những rủi ro như đóng chặt các cửa sổ, cửa ra vào, dọn dẹp gọn gàng những đồ vật trong phòng, tránh để vật nhọn, dễ vỡ dưới nền nhà...
Có thể hạn chế trẻ bị mộng du bằng cách khuyến khích trẻ ngủ một giấc ngắn vào buổi chiều. Nên thiết lập một thói quen cho trẻ trước khi ngủ, không bắt trẻ làm bài tập quá nhiều hay xem tivi quá muộn, những chương trình bạo lực hay tác động mạnh vào cảm xúc....
Nếu trẻ nhỏ vẫn mộng du thường xuyên (nhiều hơn 1 lần/tuần), phụ huynh hãy đưa con đến bác sĩ để kiểm tra các vấn đề thần kinh, trẻ có thể phải sử dụng thuốc an thần trong một thời gian ngắn.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!