Viêm amidan: những điều bạn cần biết?

Sơ cứu & Phòng ngừa - 11/24/2024

Viêm amidan có thể chữa khỏi và phòng ngừa được những biến chứng nguy hiểm nếu bạn nhận biết sớm được các dấu hiệu của bệnh.

Viêm amidan có thể chữa khỏi và phòng ngừa được những biến chứng nguy hiểm nếu bạn nhận biết sớm được các dấu hiệu của bệnh.

Triệu chứng viêm amidan đôi khi thường bị nhầm lẫn với một số bệnh đường hô hấp, dẫn đến chẩn đoán bệnh sai và điều trị không triệt để. Sau đây là những thông tin giúp bạn nhận biết viêm amidan sớm để can thiệp kịp thời và điều trị có hiệu quả hơn.

Viêm amidan là gì?

  • Amidan là hai hạch bạch huyết (lympho) nằm ở hai bên của cổ họng. Chúng hoạt động như một cơ chế phòng vệ giúp bảo vệ cơ thể khỏi bị nhiễm trùng. Amidan khi bị nhiễm trùng được gọi là viêm amidan;
  • Viêm amidan có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi và là một bệnh nhiễm trùng phổ biến đối với trẻ em. Bệnh này thường được chẩn đoán ở trẻ từ tuổi mẫu giáo đến khi dậy thì. Các triệu chứng cơ bản bao gồm đau họng, amidan sưng và gây sốt;
  • Tình trạng này xảy ra do một loạt các virus thông thường và vi khuẩn streptococcal gây sưng cổ họng. Viêm amidan có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng nếu không được điều trị.

Triệu chứng viêm amidan

Dấu hiệu của viêm amidan có thể được chẩn đoán dễ dàng. Các triệu chứng thường biến mất trong vòng 7 đến 10 ngày. Một số loại viêm amidan có nhiều triệu chứng bao gồm:

  • Đau cổ họng;
  • Khó hoặc đau khi nuốt;
  • Giọng khàn;
  • Hơi thở hôi;
  • Phát sốt;
  • Ớn lạnh;
  • Đau tai;
  • Đau dạ dày;
  • Đau đầu;
  • Cổ cứng;
  • Đau thắt lưng và cổ do dị ứng hạch bạch huyết;
  • Amidan có màu đỏ và sưng tấy;
  • Amidan có đốm trắng hoặc vàng;
  • Ở trẻ nhỏ, bé sẽ cảm thấy khó chịu, ăn không ngon và hay chảy nước dãi.

Có hai loại viêm amidan:

  • Viêm amidan tái phát: cơ thể sẽ phát nhiều đợt viêm trong một năm;
  • Viêm amidan mãn tính: các đợt viêm kéo dài hơn, đồng thời kèm theo các triệu chứng khác như đau họng, hôi miệng hoặc nổi hạch ở cổ.

Khi nào nên đi khám bác sĩ?

Trong một số ít trường hợp, viêm amidan có thể làm cổ họng sưng lên nhiều gây khó thở cho bệnh nhân. Nếu điều này xảy ra, bạn hãy tìm đến chăm sóc y tế ngay lập tức.

Bạn nên đi khám bác sĩ nếu bạn gặp các triệu chứng sau:

  • Sốt cao hơn 39,5°C;
  • Yếu cơ;
  • Cứng cổ;
  • Đau họng kéo dài hơn hai ngày.

Một số cơn viêm amidan sẽ tự dịu đi nhưng trong một số trường hợp phải cần các phương pháp điều trị khác can thiệp.

Điều trị viêm amidan

  • Trường hợp viêm amidan nhẹ không nhất thiết phải điều trị, đặc biệt nếu bệnh chỉ do một virus như cảm lạnh gây ra bệnh;
  • Điều trị cho các trường hợp nặng hơn của viêm amidan có thể dùng kháng sinh hoặc cắt bỏ amidan;
  • Kháng sinh sẽ được kê toa để chống lại nhiễm trùng do vi khuẩn gây ra. Việc dùng kháng sinh đều đặn rất quan trọng trong việc điều trị amidan. Bác sĩ có thể hẹn lịch tái khám để đảm bảo rằng thuốc có hiệu quả;
  • Phẫu thuật cắt bỏ amidan là một cách điều trị rất phổ biến. Tuy nhiên, cắt amidan chỉ được khuyến cáo cho những người bị viêm amidan mãn tính hoặc tái phát. Phẫu thuật là biện pháp điều trị cuối cùng khi những phương pháp khác không trị được viêm amidan, hoặc các trường hợp viêm amidan có thể gây biến chứng;
  • Nếu một người bị mất nước do viêm amidan, họ có thể cần dịch truyền tĩnh mạch. Thuốc giảm đau trong quá trình cổ họng đang lành.

Lời khuyên chăm sóc tại nhà để giảm đau viêm amidan

  • Uống nhiều chất lỏng, đặc biệt là nước;
  • Nghỉ ngơi đầy đủ;
  • Súc miệng với nước muối ấm vài lần một ngày;
  • Sử dụng kẹo ngậm thông cổ;
  • Sử dụng máy làm ẩm để làm ẩm không khí trong nhà;
  • Tránh tiếp xúc với khói bụi (thuốc lá, khói xe,…);

Ngoài ra, luôn luôn kiểm tra với bác sĩ trước khi cho trẻ em dùng thuốc.

Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:

  • Amidan có đốm trắng: nguyên nhân và cách điều trị (P1)
  • Trị viêm họng cho bé: cẩn trọng khi cho con uống thuốc
  • Viêm amidan

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!