Mùa hè được xem là thời điểm có tỷ lệ người mắc bệnh viêm niệu đạo cao, đặc biệt là ở phụ nữ. Do đặc điểm của cơ quan niệu đạo nữ khá đặc biệt (ngắn), nếu không chú ý đến vệ sinh cá nhân đúng cách, có thể rất dễ gây ra viêm đường tiết niệu. Ở nam giới cũng xuất hiện tỉ lệ người mắc bệnh tăng do thời tiết nắng nóng kéo dài.
Các triệu chứng của bệnh viêm niệu đạo, hay còn gọi là viêm đường tiết niệu bao gồm đi tiểu gấp, đi tiểu bị đau, đi tiểu ra máu, đau buốt ở vùng sinh dục… Sau đây là bài viết của các chuyên gia trên kênh Bác sĩ Gia đình (TQ) về giải pháp chữa viêm đường tiết niệu theo cách đơn giản và hiệu quả nhất bằng thực phẩm.
Nếu mắc bệnh viêm đường tiết niệu, nên ăn uống thế nào để nhanh khỏi nhất?
1. Ăn đu đủ
Cho khoảng 250g quả đu đủ (chín) vào 1 lít rượu gạo, ngâm trong khoảng 2 tuần thì mở ra. Mỗi ngày ăn 2 lần, mỗi lần ăn khoảng 15ml. Uống liên tiếp 2 tuần. Đu đủ có tác dụng làm cho dạ dày ẩm ướt hơn, có thể điều trị chứng thận hư (yếu thận) và bệnh viêm đường tiết niệu mãn tính.
2. Ăn nho
Chuẩn bị khoảng 250 quả nho, để nguyên cả vỏ, xay nhuyễn, pha vào một ít nước ấm tương đương số lượng sinh tố nho rồi uống. Mỗi ngày uống 1-2 lần, sử dụng liên tục trong 2 tuần.
Quả nho có tác dụng bổ huyết ích khí, bổ gan thận, lợi tiểu. Đây là món đồ uống có thể giúp điều trị bệnh viêm đường tiết niệu, từ đó gây ra cảm giác đi tiểu bị đau, buốt.
3. Uống trà Câu kỷ tử, phục linh
Sử dụng 50g quả câu kỷ tử, 100g phục linh (vị thuốc Đông y), nghiền thành bột 2 nguyên liệu này, mỗi lần dùng khoanrg10g, cho thêm 6g hồng trà, pha vào nước ngâm trong 10 phút là có thể uống. Mỗi ngày nên uống 2 lần.
Câu kỷ tử có tác dụng bổ thận, dưỡng gan, nhuận phổi. Phục linh có tác dụng làm khỏe dạ dày, lá lách, lợi tiểu, tiêu sưng viêm, an thần. Khi 2 vị thuốc này kết hợp lại với nhau sẽ mang lại tác dụng trị liệu hiệu quả cho những người bị viêm đường tiết niệu.
Câu kỷ tử
Phục linh
4. Ăn canh bàng quang heo, lá mã đề
Ăn bàng quang heo (hay còn gọi là bọng đái lợn) cũng là cách để làm giảm các triệu chứng viêm niệu đạo. Bạn có thể chuẩn bị khoảng 200g bàng quang heo, 100g cây mã đề tươi. Dùng 2 nguyên liệu này nấu chín lên như một món canh, thêm muối vừa đủ để ăn trong bữa ăn hàng ngày.
Bàng quang heo có tác dụng làm khỏe dạ dày, lá lách, giảm lượng nước tiểu. Cây mã đề có tác dụng lợi tiểu, thanh nhiệt, giải độc. Hai vị thực phẩm này kết hợp với nhau có tác dụng trị liệu bệnh viêm bàng quang rất tốt.
Bàng quang heo
Cây mã đề
5. Ăn củ mài ngâm rượu
Củ mài hoặc củ khoai từ là loại củ khá phổ biến ở vùng nông thôn, miền núi. Bạn có thể dùng 250g củ khoai mài tươi, chuẩn bị 400ml rượu gạo.
Khoai mài gọt sạch vỏ rửa sạch để ráo cắt thành từng miếng vừa ăn. Rót rượu vào nồi nấu lửa nhỏ, đên khi rượu sôi thì cho khoai vào nấu chín mềm. Thêm chút hành lá, muối, tiêu là có thể sử dụng khi bụng đói.
Khoai mài tươi có thể dụng bồi bổ cho những người yếu ớt, sinh lực hao hụt, khỏa dạ dày, lá lách. Đặc biệt tốt cho người muốn điều trị bệnh viêm đường tiết niệu.
Củ mài
Lưu ý đặc biệt
Những người có bệnh về đường tiết niệu nên chú ý những giải pháp đã nên trên, đồng thời cần phải đặc biệt chú ý vệ sinh cơ thể trong mùa hè. Mỗi ngày cần chú ý đến thói quen tắm rửa cơ thể sạch sẽ, sau mỗi lần đi vệ sinh nên rửa sạch.
Mỗi ngày cần uống đủ 2 lít nước. Cần phải triệt để áp dụng việc chăm sóc cơ quan sinh dục tốt thì mới có thể phòng ngừa và điệu trị bệnh hiệu quả.
Ngoài ra, hàng ngày nên chú ý duy trì chế độ ăn uống khoa học, hạn chế ăn các món cay nóng, thực phẩm có tính kích thích, hạn chế ngồi quá lâu không vận động. Ăn nhiều hơn các thực phẩm có tính chất lợi tiểu, giữ thông thoáng vùng sinh dục để giảm thiểu tình trạng bệnh.
Theo BS Gia đình (TQ)
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!