Viêm khớp vẩy nến nên ăn gì?

Sống khỏe mạnh - 11/24/2024

Viêm khớp vẩy nến là một trong những loại bệnh lý khiến người bệnh luôn trong trạng thái đau đớn, sưng ngón tay ngón chân.

Đa số người bệnh chỉ có thể sử dụng những loại giảm đau như thuốc ức chế miễn dịch hay thuốc chống thấp khớp. Kết hợp điều trị thuốc với thực phẩm hàng ngày là một cách hiệu quả. Sau đây là những loại thực phẩm bệnh nhân viêm khớp vẩy nến nên ăn để phòng ngừa và giảm nhẹ triệu chứng bệnh.

Viêm khớp vẩy nến nên ăn gì?

Bệnh viêm khớp vẩy nến có thể gây biến chứng xương khớp

1. Cá hồi

Đối với những bệnh nhân viêm khớp vẩy nến, cá hồi là một nguồn dưỡng chất chống viêm hiệu quả. Cá hồi chứa nhiều a-xít omega-3, có thể làm giảm khả năng nhiễm khớp vẩy nến. Hoạt chất omega-3 trong cá hồi có tác dụng chống viêm rất tốt, đặc biệt với những bệnh nhân viêm khớp vẩy nến.

Một cuộc nghiên cứu khác cũng tiến hành với phụ nữ trong nhiều năm phát hiện ra rằng: Phụ nữ nào thường xuyên ăn cá hồi ít nhất một lần một lần có tỷ lệ giảm nguy có phát triển viêm khớp gần 1/3 lần. Trong số những biến chứng của viêm khớp vẩy nến, bệnh lý tim mạch là nguy hiểm nhất.

Viêm khớp vẩy nến nên ăn gì?

Cá hồi rất tốt cho người bệnh viêm khớp vẩy nến

Chính vì thế, Hiệp hội Tim mạch ở Mỹ khuyến cáo mọi người nên ăn ít nhất 2 lần một tuần những loại cá giàu omega-3 như cá hồi, cá thu, cá trích để bảo vệ tim mạch, đặc biệt là bệnh nhân viêm khớp vẩy nến.

2. Ngũ cốc nguyên hạt

Những loại ngũ cốc như gạo, gạo lức, yến mạch, lúa mạch được các nhà khoa học đánh giá rất cao không phải vì nó có tác dụng chống lại bệnh viêm khớp vẩy nến nhưng cũng là lưu ý cho những bệnh nhân mắc phải căn bệnh này.

Viêm khớp vẩy nến nên ăn gì?

Người bệnh cũng nên bổ sung ngũ cốc trong khẩu phần ăn

Trong nghiên cứu của các nhà khoa học, bệnh viêm khớp vẩy nến rất dễ dẫn đến đột quỵ và suy tim. Nếu những bệnh nhân nào có lượng cholesterol trong máu cao thì nguy cơ suy yếu sức khỏe tim mạch rất cao. Trong nhóm hạt ngũ cốc cung cấp chất xơ, có tác dụng làm giảm cholesterol LDL gây hại cho sức khỏe, đưa cholesterol trong máu trở về mức bình thường.

Nếu như mức cholesterol trong máu ở mức độ cho phép, những bệnh nhân viêm khớp vẩy nến cũng giảm đi nguy cơ bị suy tim. Viện Dinh dưỡng và Chế độ ăn Mỹ khuyến cáo một ngày, người phụ nữ phải ăn 25 g chất xơ, và nam giới là 38 g.

3. Tỏi

Tỏi từ trước tới này luôn được đề cao không chỉ vì làm tăng hương vị thơm ngon trong bữa ăn, mà nó còn là một vị thuốc cực kỳ hiệu quả.

Tỏi là một loại gia vị chứa rất nhiều hợp chất chống viêm mạnh mẽ Phytonutrients. Hợp chất phytonutrients có tác dụng chống oxy hóa rất mạnh, trung hòa các gốc tự do (những tác nhân gây tổn thương tế bào) trong cơ thể. Ăn tỏi thường xuyên giúp bạn kiểm soát các gốc tự do, tránh gây hại cho các tế bào khỏe mạnh trong cơ thể.

Viêm khớp vẩy nến nên ăn gì?

Tỏi có tác dụng kháng viêm cao

Một công dụng khác nữa của tỏi là tăng cholesterol HDL có lợi trong cơ thể. Rất nhiều các cuộc thí nghiệm đã được tiến hành trên tỏi. Kết quả cho thấy tỏi hỗ trợ cho mức cholesterol có lợi nhờ vào hợp chất Allicin và làm giàm cholesterol xấu ở trong cơ thể.

Ngoài việc ăn các loại, củ quả cũng phải chú ý đến màu sắc khi chọn lựa. Bạn nên chọn lựa những loại rau, củ quả có màu hơi sẫm. Những loại quả này chứa nhiều Carotenoids giúp ngăn ngừa ung thư, bảo vệ sức khỏe tim mạch, bảo vệ cho đôi mắt luôn ở trạng thái tốt nhất.

Mùi hương mạnh của tỏi cũng là một nguồn dinh dưỡng thiết yếu cho sức khỏe con người. Hầu hết những loại trái cây giàu chất xơ và các dưỡng chất sẽ làm giảm nguy cơ đột quỵ và suy tim.

4. Anh đào và loại quả mọng

Những loại quả mọng như anh đào, việt quất, mâm xôi,….đều được các nhà khoa học đánh giá rất cao vì những hợp chất dinh dưỡng mà nó mang lại và tác dụng chữa bệnh rất cao.

Viêm khớp vẩy nến nên ăn gì?

Quả anh đào và quả mọng cũng tốt cho việc điều trị bệnh

Chiếm thành phần lớn trong các loại quả chín mọng là hợp chất anthocyanin có lợi ích đối với sức khỏe con người. Anthocyanin là hợp chất màu hữu cơ có nguồn gốc tự nhiên, thuộc nhóm flavonoid, có màu đỏ, màu đỏ tía.

Trong rất nhiếu cuộc nghiên cứu, Anthocyanin không chỉ giúp cho màu sắc của hoa quả được chín mọng, hấp dẫn mà nó còn có nhiều tính sinh học quý như: khả năng chống oxy hóa cao nhờ hạn chế hình thành các gốc tự do, tăng cường sức đề kháng, làm bền thành mạch, chống viêm…

5. Cải xoăn

Người dân đa số ăn các loại họ cải như cải xoong, bắp cải, súp lơ, cải ngọt… mà ít ăn cải xoăn. Cải xoăn cung cấp nhiều các loại vitamin cho sức khỏe con người.

Tác dụng đầu tiên của cải xoăn là giúp xương chắc khỏe. Trong cải xoăn chứa một lượng lớn canxi. Một chén cải xoăn cung cấp 30% hàm lượng canxi và khoáng chất hàng ngày. Vitamin K trong cải xoăn rất cần thiết cho hoạt động của nhiều bộ phận trong cơ thể, đặc biệt là xương.

Viêm khớp vẩy nến nên ăn gì?

Đừng quên cải xoăn nếu bạn đang bị viêm khớp vẩy nến

Cải xoăn cũng chứa nhiều quercetin, giúp chống viêm và ngăn ngừa mảng bám động mạch, và chất sulforaphane chống ung thư. Các loại thực phẩm chống viêm có thể làm giảm nguy cơ các bệnh mãn tính như tim mạch, viêm khớp. Khi cải xoăn được nấu chín, chúng sẽ đem đến 10% a-xít béo omega-3 có khả năng ngừa viêm nhiễm.

Ngoài ra, loại rau xanh này còn rất có tác dụng trong việc điệu trị bệnh ung thư.

Ảnh minh họa: Internet

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!