Viêm màng não do HIB ở trẻ em

Kiến Thức Y Học - 05/03/2024

Theo thống kê, ở Việt Nam có đến 90% trẻ < 5 tuổi bị viêm màng não mủ do tác nhân HIB (vi khuẩn Heamophilus influenza type b), trong đó trẻ từ 6 đến 12 tháng tuổi chiếm tỉ lệ cao nhất (*). Viêm màng não do HIB là căn bệnh nguy hiểm có thể dẫn đến các biến chứng trầm trọng hay nguy hiểm hơn là tử vong.

Theo thống kê, ở Việt Nam có đến 90% trẻ < 5 tuổi bị viêm màng não mủ do tác nhân HIB (vi khuẩn Heamophilus influenza type b), trong đó trẻ từ 6 đến 12 tháng tuổi chiếm tỉ lệ cao nhất (*). Viêm màng não do HIB là căn bệnh nguy hiểm có thể dẫn đến các biến chứng trầm trọng hay nguy hiểm hơn là tử vong.

Viêm màng não do HIB ở trẻ em

Hiện tại Việt Nam đã có vắc-xin phòng bệnh viêm màng não do HIB gây nên và não mô cầu. Các bậc cha mẹ có thể tham khảo từ các trung tâm tiêm phòng để thực hiện tiêm chủng đầy đủ để phòng chống căn bệnh viêm màng não HIB ở trẻ.

Quá trình điều trị viêm màng não mủ gặp khá nhiều khó khăn do kéo dài thời gian dẫn tới tăng chi phí điều trị. Căn bệnh rất nguy hiểm có thể gây nên tình trạng tử vong hay các di chứng về thần kinh khá trầm trọng.

Các triệu chứng lâm sàng của viêm màng não HIB

Ở trẻ, viêm màng não gây ra do HIB có những biểu hiện lâm sàng đa dạng, thay đổi tùy thuộc vào từng lứa tuổi. Bệnh sẽ khởi phát với những triệu chứng nhiễm trùng đường hô hấp như ho, sốt, sổ mũi...Sau đó trẻ bị nôn vọt, thóp phòng (trẻ <12 tháng tuổi), bỏ bú, quấy khóc, ọc sữa. Một số trẻ kèm theo tình trạng tiêu chảy.

Bệnh viêm màng não tiến triển rất nhanh và phức tạp, chỉ từ sau 1 đển 2 ngày nếu trẻ không được điều trị sẽ dẫn đến tình trạng hôn mê, co giật, và có thể dẫn đến tử vong. Do đó, các bậc cha mẹ hãy đưa trẻ đến ngay các trung tâm y tế gần nhất, bệnh viện nếu trẻ có dấu hiệu trở nặng như sốt cao, thay đổi tri giác hay co giật.

Viêm màng não do HIB ở trẻ em

Biến chứng của bệnh viêm màng não do HIB

Khi điều trị không kịp thời viêm màng não do HIB gây nên sẽ để lại nhiều di chứng tổn thương về thần kinh, não, bị điếc, rối loạn tâm thần, não úng thủy, sống đời thực vật...và nguy hiểm hơn chính là trẻ dễ tử vong nếu không có điều trị kháng sinh sớm.

Theo thống kê, tại các nước đang phát triển viêm màng não do HIB gây ra chiếm tỉ lệ tử vong xấp xỉ khoảng 20 đến 25%. Trên toàn thế giới ước tính có 400.000 đến 700.000 trẻ tử vong hàng năm do căn bệnh này, một con số khá lớn (Theo báo Tuổi trẻ).

Thủ phạm gây nên căn bệnh viêm màng não ở trẻ

Tác nhân gây nên viêm màng não khá đa dạng, trong đó các tác nhân thường gặp nhất chính là Haemophilus influenzae type b hay được gọi tắt là HIB, Streptococcus pneumonia, Neisseria meningitides. Tuy nhiên vẫn còn các tác nhân khác nhưng rất ít gặp. Ở trẻ, viêm màng não mũ phần lớn được gây ra bởi Neisseria meningitides.

Khuẩn HIB có thể gây lây truyền từ trẻ này sang trẻ khác qua nước bọt khi ho hay hắt hơi. Hay virus lây lan qua các dụng cụ, đồ chơi chung mà trẻ thường hay mút miệng. Tất cả trẻ có khả năng lây nhiễm cao virus HIB, nhưng nguy cơ tăng cao ở nhóm tuổi trẻ dưới 5 tuổi, 6 tháng đến 2 tuổi (các nhóm trẻ tại nhà trẻ hay trường mẫu giáo.

Điều trị viêm màng não do vi khuẩn HIB

Bệnh nhân nhiễm viêm màng não do vi khuẩn HIB được điều trị bằng kháng sinh đặc hiệu như Ampicillin, Cephalosporins, Cotrimoxazole, Chloramphenicol. Tuy nhiên, vi khuẩn HIB có thể kháng lại 1 số loại kháng sinh thường hay sử dụng, đây là một điều hết sức nguy hiểm.

Tiêm ngừa là biện pháp phòng chống viêm màng não do HIB tốt nhất

Viêm màng não do virus HIB gây nên nếu sớm được điều trị sẽ hạn chế tối đa được các di chứng nghiêm trọng. Biện pháp phòng ngừa bệnh tốt nhất là tiêm chủng vắc-xin ngừa HIB cho trẻ từ 2 tháng đến 5 tuổi.

Viêm màng não do HIB ở trẻ em

Cha mẹ có con dưới 1 tuổi hãy phòng bệnh từ HIB bằng việc tiêm chủng vắc-xin phối hợp phòng năm loại bệnh: bạch hầu, uốn ván, viêm gan B, HIB, ho gà vào các tháng thứ 2, tháng thứ 3 và tháng thứ 4. Sau đó thêm mũi thứ 4 trong khoảng trẻ 18 đến 24 tháng tuổi. Nếu trong thời gian này trẻ chưa được chủng ngừa vi khuẩn HIB, cha mẹ nên đưa trẻ đến các trung tâm tiêm chủng dự phòng để được tư vấn về thời gian hay số mũi tiêm.

Ngoài biện pháp tiêm chủng vắc-xin để ngăn ngừa bệnh, cha mẹ hãy luôn tăng cường vệ sinh cho trẻ và cho cả môi trường sống của trẻ. Bởi việc phòng ngừa là bước quan trọng nhất để bảo vệ trẻ khỏi sự xâm nhập của các virus nguy hiểm như HIB hay các loại virus khác để tránh khỏi các bệnh lý nhiễm trùng.

(*) Theo báo Người lao động

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!