Viêm túi mật: Rủi ro thầm lặng không báo trước

Sơ cứu & Phòng ngừa - 11/28/2024

Hơn 90% trường hợp viêm túi mật là do sỏi và giun đũa chui vào túi mật, nhất là khi tắc nghẽn ống mật. Đây là một căn bệnh tiềm ẩn nhiều rủi ro gây tử vong, nhưng rất ít người nhận biết sớm cho đến khi phải nhập viện vì những cơn đau dữ dội.

Hơn 90% trường hợp viêm túi mật là do sỏi và giun đũa chui vào túi mật, nhất là khi tắc nghẽn ống mật. Đây là một căn bệnh tiềm ẩn nhiều rủi ro gây tử vong, nhưng rất ít người nhận biết sớm cho đến khi phải nhập viện vì những cơn đau dữ dội.

Người bệnh có thể bị viêm túi mật cấp, một cấp cứu về tiêu hóa thường do sỏi mật gây nên. Trong khi đó viêm túi mật mạn tính lại có dấu hiệu của chứng rối loạn tiêu hóa kéo dài dai dẳng. Bệnh hay gặp ở nữ, tuổi thường gặp từ 40 – 60 tuổi.

Để phòng tránh những rủi ro biến chứng có thể dẫn đến tử vong, bạn nên theo dõi các dấu hiệu bất thường của cơ thể nhằm chẩn đoán và điều trị sớm.

Nguy cơ tiềm ẩn trong cơ thể bạn

Viêm túi mật là tình trạng nhiễm trùng túi mật. Những nguy cơ tiềm ẩn gây ra viêm túi mật chính là sỏi túi mật chiếm đến 90%, ngoài ra một số nguyên nhân khác như do polyp túi mật, giun chui đường mật hoặc nhiễm khuẩn đường mật.

• Sỏi túi mật: Sỏi di chuyển, cọ sát vào thành túi mật gây ra những cơn đau quặn hạ sườn phải, đặc biệt khi sỏi lọt vào cổ túi mật. Dịch mật trong túi mật bị ứ tắc lại gây viêm, tổn thương thành túi mật.

• Giun chui đường mật: Giun hoặc ký sinh trùng đường ruột có thể xâm nhập vào đường mật,  mang theo vi khuẩn từ đường ruột lên đường mật, gây nhiễm trùng đường mật, xác giun gây ứ tắc mật. Từ đó, tạo điều kiện thuận lợi gây viêm đường mật, túi mật.

Ngoài ra, bạn cũng cần đề phòng một số nguyên nhân khác cũng có thể trở thành nguy cơ tiềm ẩn dẫn đến túi mật bị viêm nhưng ít gặp hơn như chấn thương vùng bụng, đái tháo đường, khối u đường mật, nhiễm khuẩn huyết…

Nhận diện những rủi ro thầm lặng

Viêm túi mật: Rủi ro thầm lặng không báo trướcBạn cần chú ý đến các cơn đau có thể là triệu chứng viêm túi mật

Để nhận diện những rủi ro thầm lặng của viêm túi mật, bạn nên chú ý đến những triệu chứng của viêm túi mật mãn tính và cấp tính.

Viêm túi mật mạn tính

Các triệu chứng của viêm túi mật mạn tính thường không rõ ràng vì thế rất khó để chẩn đoán. Phần lớn biểu hiện không dữ dội, nhưng các triệu chứng này lại thường xuyên tái phát, đôi khi kéo dài dai dẳng, gây nhiều khó chịu cho người bệnh.

Triệu chứng của viêm túi mật mạn tính thường là những cơn đau âm ỉ vùng hạ sườn phải, đầy tức, khó tiêu, kèm theo chán ăn, mệt mỏi khiến sức khỏe kém.

Viêm túi mật cấp tính

Triệu chứng chính của viêm túi mật cấp tính là một cơn đau nhói đột ngột ở phía trên bên phải của bụng sau đó có thể lan ra vai phải.

Người bị viêm túi mật cấp tính thường đau dữ dội và kéo dài trên vài giờ. Cơn đau có thể lan ra sau lưng, lên vai phải khiến người bệnh đứng ngồi không yên, chỉ cần hít sâu hoặc ho cũng khiến đau nhiều hơn. Nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến viêm túi mật hoại tử.  

Ngoài ra, người bệnh cũng có thể gặp một số triệu chứng khác như:

  • Vã mồ hôi
  • Buồn nôn và ói mửa
  • Sốt cao trên 38 – 39 độ C
  • Ăn không thấy ngon, chán ăn
  • Vàng da, vàng mắt xuất hiện nếu viêm phù nề làm chèn ép đường dẫn mật, gây ứ mật.

Dù là viêm cấp tính hay mạn tính, nếu bạn chủ quan không chẩn đoán và điều trị sớm thì sẽ có nguy cơ rơi vào tình thế ngàn cân treo sợi tóc khi gặp phải biến chứng.

Tình thế ngàn cân treo sợi tóc

Người bệnh viêm túi mật có thể gặp phải một số biến chứng nghiêm trọng như viêm mủ túi mật, thủng túi mật, hay thấm dịch mật ra ổ bụng gây viêm phúc mạc (viêm ổ bụng) dẫn đến nhiễm trùng huyết, chảy máu đường mật, tắc ống mật chủ, rò đường tiêu hóa – mật. Vậy viêm túi mật có thể gây nguy hiểm thế nào?

Viêm túi mật cấp nếu không điều trị triệt để có thể tiến triển thành viêm túi mật mạn tính, khiến người bệnh thường xuyên phải chịu đựng những cơn đau dai dẳng vùng hạ sườn phải, đầy trướng, chậm tiêu, chán ăn, mệt mỏi…

Biến chứng của viêm túi mật rất nguy hiểm, nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, đôi khi có thể đe dọa tính mạng người bệnh. Đặc biệt, viêm túi mật mạn tính có khả năng tiến triển thành ung thư túi mật, mặc dù tỷ lệ này rất thấp.

Đối mặt với nguy cơ biến chứng

Viêm túi mật: Rủi ro thầm lặng không báo trướcHãy duy trì cân nặng hợp lý để phòng ngừa nguy cơ viêm túi mật

Nếu đã bị sỏi mật, bạn cần chuẩn bị tinh thần sẵn sàng đối mặt với biến chứng viêm túi mật. Sau đây là một số biện pháp giúp bạn phòng ngừa nguy cơ rủi ro.

1. Ăn uống tốt cho túi mật: Bạn nên ăn nhiều trái cây, rau xanh và ngũ cốc, hạn chế các thực phẩm giàu chất béo, bởi chúng là tác nhân chính kích thích các vấn đề của túi mật.

2. Duy trì cân nặng hợp lý: Tình trạng thừa cân làm tăng nguy cơ sỏi mật, do vậy bạn nên kết hợp chế độ ăn lành mạnh với tập thể dục thường xuyên để có được cân nặng hợp lý. Nếu bạn giảm cân, hãy kiên nhẫn giảm từ từ vì giảm cân nhanh chóng cũng có thể làm tăng nguy cơ sỏi mật. Bạn chỉ nên giảm 0,5 đến 1 kg trong một tuần.

3. Phòng ngừa giun sán: Bạn nên tập thói quen ăn chín uống sôi, vệ sinh cá nhân trước khi ăn và tẩy giun định kỳ để phòng ngừa nhiễm khuẩn đường mật do giun sán.

Với những thay đổi tích cực về thói quen sống hàng ngày, bạn không những phòng ngừa nguy cơ rủi ro biến chứng của viêm nhiễm túi mật mà còn tăng cường sức khỏe tổng quát và duy trì vóc dáng cân đối hơn. Tuy nhiên, nếu muốn đẩy lùi bệnh tật để hồi phục sức khỏe tốt hơn thì bạn cần phải làm gì?

Chủ động đẩy lùi bệnh tật

Kết quả điều trị viêm túi mật phụ thuộc rất nhiều vào ý thức chủ động chữa bệnh của bạn vì điều này đòi hỏi phải kết hợp nhiều biện pháp khác nhau. Khi được chẩn đoán viêm túi mật, bạn thường phải nằm viện một thời gian và sử dụng thuốc để ổn định tình trạng viêm, sau đó mới có thể tiến hành phẫu thuật.

Để kiểm soát và điều trị bệnh hiệu quả, bạn nên lưu ý những điều quan trọng sau đây:

1. Điều trị viêm túi mật bằng thuốc: Bác sĩ thường chỉ định dùng kháng sinh cùng với một số thuốc giảm đau để giúp giảm và cải thiện triệu chứng đau do viêm. Để ngăn ngừa nhiễm trùng và hạn chế các biến chứng nguy hiểm, bạn cần tuân theo đúng chỉ định của bác sĩ.  

2. Phẫu thuật cắt bỏ túi mật: Người bệnh có thể được chỉ định mổ viêm túi mật trong các trường hợp viêm cấp tính đe dọa hoại tử hoặc viêm mạn tính làm túi mật mất chức năng, viêm teo túi mật.

3. Hạn chế ăn uống: Trong thời gian đầu điều trị viêm túi mật, bạn có thể phải hạn chế ăn dầu mỡ  để hạn chế sự co bóp túi mật đang bị viêm.

4. Sử dụng thảo dược: Các loại thảo dược từ thiên nhiên như Uất kim, Chi tử, Sài hồ, Hoàng bá… có tác dụng tăng bài tiết dịch mật, tăng vận động đường mật từ đó giúp giảm tình trạng viêm nhiễm khuẩn. Đặc biệt, Hoàng bá là một kháng sinh thiên nhiên an toàn giúp kháng khuẩn, kháng viêm hiệu quả.

Tại Việt Nam, người bệnh có thể sử dụng các loại thảo dược quý tốt cho bệnh viêm túi mật trong thực phẩm bảo vệ sức khỏe Kim Đởm Khang (*). Cùng với việc sử dụng sản phẩm, người bệnh cũng cần thực hiện chế độ ăn khoa học và vận động thể lực thường xuyên nhằm tăng lưu thông dịch mật và giúp quá trình bài sỏi hiệu quả hơn.

Những rủi ro của bệnh viêm túi mật tuy đáng sợ vì bệnh có thể phát triển một cách thầm lặng khiến bạn dễ chủ quan bỏ qua những triệu chứng ban đầu. Tuy nhiên, nếu bạn luôn cẩn trọng theo dõi sức khỏe và duy trì thói quen sống lành mạnh thì hoàn toàn có thể ngăn ngừa được bệnh. Hãy luôn nhớ sức khỏe là vàng cũng chính là gia tài quý giá nhất của bạn nên đừng thờ ơ với những dấu hiệu bất thường của cơ thể nhé!

(*) Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Thảo Viên | HELLO BACSI

Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:

  • Viêm túi mật cấp tính
  • Tìm hiểu nguyên nhân sỏi túi mật để phòng bệnh sớm
  • [Hỏi đáp bác sĩ] Cắt túi mật có ảnh hưởng gì không?

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!