Điều trị bệnh gan với y học cổ truyền

Y Học Cổ Truyền - 11/24/2024

Gan có "trách nhiệm" lọc máu từ tim và từ tĩnh mạch cửa, nhận các chất dinh dưỡng và hóa tố khác nhau hấp thụ từ hệ thống tiêu hóa nên thức ăn và tất cả các nhiên liệu phải đi qua gan trước để thanh lọc và biến chế thành những vật liệu khác nhau.

Gan có "trách nhiệm" lọc máu từ tim và từ tĩnh mạch cửa, nhận các chất dinh dưỡng và hóa tố khác nhau hấp thụ từ hệ thống tiêu hóa nên thức ăn và tất cả các nhiên liệu phải đi qua gan trước để thanh lọc và biến chế thành những vật liệu khác nhau.

Hai món ăn thay thuốc điều trị bệnh gan nhiễm mỡ:

Cháo thủ ô - táo đỏ: bột hà thủ ô 30g, gạo tẻ 75g, táo đỏ 8 quả (có thể đại táo 5 quả). Táo đỏ sau khi rửa sạch cùng gạo tẻ cho vào nồi, thêm bột hà thủ ô (khuấy loãng với ít nước lạnh), trộn đều, sau khi đun sôi lại múc ra chén. Tốt nhất dùng ăn sáng lúc bụng đói.

Canh trai - đậu phụ: con trai 2 con (khoảng 150g), rửa sạch, cho vào nồi xào sơ, thêm 1 chén nước, đun sôi bằng lửa to, đổ vào đậu phụ, nấu sôi lại, thêm bột nêm, muối. Dùng ăn riêng, cũng có thể làm món phụ.

Uống sữa đậu nành, ăn đậu phộng chữa gan nhiễm mỡ:

Một người bệnh 70 tuổi, kiên trì tập luyện buổi sáng, bên cạnh đó, mỗi bữa sáng uống sữa đậu nành thay uống sữa bò, ăn đậu phộng. Kiên trì như thế vài năm gan nhiễm mỡ biến mất hoàn toàn. Chú ý: một là sữa đậu nành cần đun thật sôi; hai là không uống quá nhiều, để tránh rối loạn tiêu hóa; ba là trước khi uống cần dùng trước một ít thức ăn khô, không bụng đói.

Người bệnh viêm túi mật thích hợp dùng canh chua ô mai:

Người bệnh viêm túi mật mạn tính, có thể thường xuyên dùng canh chua ô mai, chẳng hạn mỗi sáng dùng một chén, không quá đậm, cũng không quá nhiều. Kiên trì một thời gian, người bệnh vốn có các triệu chứng như: căng tức ngực sườn, đôi lúc đau âm ỉ khó thở trào ngược... sẽ giảm nhẹ thấy rõ, thèm ăn. Thế nhưng, cần lưu ý một tình huống: nếu đã xảy ra cơn đau thắt ngực, hoặc có sỏi nhỏ gây tắc nghẽn đường mật, khi túi mật có biểu hiện bệnh lý nhiều thì không thích hợp dùng canh chua ô mai.

Điều trị bệnh gan với y học cổ truyền

Mỗi bữa sáng nên uống sữa đậu nành thay uống sữa bò, ăn đậu phộng

Bệnh sỏi mật dùng món ăn tanh thích đáng:

Ăn đồ tanh vừa đủ sẽ không gây hại đối với người bệnh sỏi mật, viêm túi mật. Bởi vì đồ tanh có tác dụng tiết mật mạnh, các sỏi nhỏ trong ống mật sẽ theo dịch mật bài ra ngoài, giảm tích tụ sỏi trong ống mật; hơn nữa, dịch mật tiết ra thường xuyên, sẽ không quá đậm đặc, cũng giúp ích đối với việc ngăn ngừa sỏi lớn dần trong túi mật.

Bài thuốc nghiệm phương trị sỏi mật:

Song hoa ẩm: cúc hoa 50g, kim ngân hoa 50g, sắc uống, nêm đường trắng vừa đủ, dùng uống thay trà. Thích hợp dùng cho người bệnh sỏi mật kèm chứng viêm.

Nước gừng giấm: gừng tươi 100g, cắt sợi, ngâm trong 250ml giấm sử dụng dần. Mỗi lần dùng 10ml, ngày 2 lần.

Bí rợ chữa viêm gan:

Bí rợ bỏ cuống, dùng thủ công hay máy xay bí rợ dạng hồ, lọc qua lưới, chờ sau khi lắng tự nhiên, hôm sau gạn bỏ hết phần nước, đem phơi khô, tán thành bột sử dụng dần. Hằng ngày pha nước uống vài lần, dùng lâu dài. Có hiệu nghiệm nhất định đối với viêm gan mạn tính, xơ gan, viêm thận và bệnh đái tháo đường.

Bồ công anh chữa sỏi mật:

Bồ công anh tươi 40g, rửa sạch cắt nhuyễn, sắc nước, bỏ bã, cùng gạo tẻ 100g nấu chè, nêm đường phèn vừa đủ. Mỗi sáng và chiều dùng 1 lần, dùng liền 5 ngày.

Phụ nữ ăn nhiều cam ít bị sỏi mật:

Nhà khoa học Mỹ khám phá rằng, tỉ lệ nữ viêm túi mật cao hơn rất nhiều so với nam giới, bởi vì ostrogen sẽ làm cho cholesterol tích tụ càng nhiều trong dịch mật, dịch mật và cholesterol trung hòa nhiều, dễ hình thành sỏi mật. Nữ giới ăn nhiều trái cây, đặc biệt là cam, có tác dụng thấy rõ đối với việc hình thành sỏi mật. Vitamin C trong cam có thể ức chế cholesterol chuyển hóa thành acid cholic, làm cho dịch mật (phân giải chất béo) trung hòa với cholesterol giảm đi, cơ hội cho hai chất này tích tụ hình thành sỏi mật cũng giảm xuống tương ứng.

Điều trị bệnh gan với y học cổ truyền

​Phụ nữ ăn nhiều cam ít bị sỏi mật.

Bột uất kim trị sỏi mật:

Bột uất kim hằng ngày uống 1,5g với nước sắc đảng sâm 9g, dùng liền 1 tháng, cơn đau sỏi mật giảm hoặc biến mất.

Nghiệm phương trị sỏi mật:

Hạch đào nhân 120g, dầu mè nguyên chất 60g. Sau khi rán, trộn đường phèn 90g, ngày 3 lần.

Lục kim hóa thạch bài thạch lợi đởm thang:

Kim tiền thảo 30g, hải kim sa 15g, kê nội kim tươi (màng mề gà tươi) 3g, uất kim 9g, kim linh tử 9g, kim ngân hoa 15g, đại hoàng sống 6g, chỉ thực 12g, nhân trần 30g. Ngày 1 thang, sắc 2 lần, uống sáng và chiều. Bài thuốc sơ can lợi đởm, thanh nhiệt hóa thấp, bài sỏi, thông tiện.

Bài thuốc trị sỏi mật đau bụng:

Nhân trần 24g, mộc thông 12g, chi tử 9g, sinh địa 9g, điều linh 9g, xích thược 9g, ngũ linh chi 9g, long đởm thảo 9g, mộc hương 6g, sài hồ 6g, bột kê nội kim 3g (chia 2 lần nuốt uống). Ngày 1 thang, sắc uống.

Bài thuốc trị viêm túi mật:

Thanh đởm lợi thấp thang: sài hồ 15g, hoàng cầm 10g, bán hạ 10g, mộc hương 10g, uất kim 10g, xa tiền tử 10g, mộc thông 10g, chi tử 10g, đại hoàng sống (sắc sau) 10g, nhân trần 15g. Sắc uống. Chữa viêm túi mật và sỏi mật thể thấp nhiệt với triệu chứng: đau tức ngực sườn liên tục, thỉnh thoảng đau từng cơn; triệu chứng thiếu dương như miệng đắng, họng khô, váng đầu, chán ăn; phần nhiều có hàn nhiệt vãng lai; phần nhiều vàng da, vàng mắt, màu vàng như quít; tiểu vàng đục hoặc tiểu gắt, đại tiện táo kết; lưỡi đỏ, rêu vàng nhầy hoặc dầy; mạch huyền hoạt, hoạt sác. Về bệnh lý thuộc loại viêm cấp tính.

Thanh đởm hành khí thang: sài hồ 10g, bán hạ 10g, hoàng cầm 10g, chỉ xác 10g, hương phụ 10g, uất kim 10g, diên hồ sách 10g, đại hoàng sống (sắc sau) 10g, mộc hương 12g, xích thược 15g. Sắc uống. Chữa viêm túi mật thể khí trệ có triệu chứng: căng tức ngực sườn, hay đau thắt, hoặc đau từng cơn; có bệnh sử đau bụng sau khi nổi giận hoặc đau nặng hơn; bệnh nhân hay cáu gắt, nôn nóng; có chứng thiếu dương như: miệng đắng, họng khô, váng đầu, chán ăn; tiêu trong hoặc hơi vàng; lưỡi thon hơi đỏ, rêu lưỡi trắng mỏng hoặc hơi vàng; mạch huyền khẩn hoặc huyền tế, thường không có triệu nóng lạnh hoặc hoàng đản (vàng da). Về bệnh lý thuộc loại viêm túi mật cấp tính đơn thuần.

Thanh đởm tả hỏa thang: sài hồ 15g, hoàng cầm 15g, bán hạ 10g, chi tử 10g, mộc hương 10g, uất kim 10g, đại hoàng sống 10g (sắc sau), măng tiêu (hãm uống) 10g, nhân trần 30g. Sắc uống. Chữa viêm túi mật thể thực hỏa có triệu chứng như: căng tức ngực sườn; có bệnh sử đau bụng sau khi nổi giận hoặc đau nặng hơn; bệnh nhân hay cáu gắt, nôn nóng; có chứng thiếu dương như miệng đắng, họng khô, váng đầu, chán ăn; tiêu trong hoặc hơi vàng; bụng căng; lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng hoặc có gai; mạch huyền hoạt sác, hồng sác. khẩn hoặc huyền tế, thường không có triệu nóng lạnh hoặc hoàng đản (vàng da).

Bài thuốc bài sỏi:

Kim tiền thảo 30g, nhân trần 15g, uất kim 15g, mộc hương 10g, đại hoàng sống 10g. Sắc uống, hoặc làm hoàn dùng uống lâu dài, 1 tháng là 1 liệu trình, sau khi ngưng thuốc 1 tuần, tiến hành liệu trình kế tiếp.

Nguồn: Sức khỏe đời sống

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!