Xét nghiệm đường huyết để chẩn đoán đái tháo đường

Cần biết - 11/24/2024

Trong phiếu xét nghiệm đường huyết được ghi 'glucose', tức ghi hàm lượng hay nồng độ glucose có trong máu.

Đái tháo đường (ĐTĐ) là bệnh không lây nhiễm, do sự thiếu insulin hoặc có insulin nhưng không nhạy cảm, đưa đến sự tăng đường huyết mạn tính. Để biết có bị hay không ĐTĐ, phải làm xét nghiệm máu đo nồng độ đường glucose trong máu. Là nồng độ nên đơn vị tính glucose trong máu là mg/dl (số mg glucose trong 100 mililít máu) hay mmol/l (số milimol glucose trong 1 lít máu). Lưu ý trị số tính theo 2 loại đơn vị là khác nhau.

Như đối với người bình thường không bị ĐTĐ, xét nghiệm đường huyết lúc đói sẽ là <126mg/dl (nhỏ hơn 126mg/dl) hay <7mmol/l. Số 126mg/100ml được gọi là trị số giới hạn đường huyết, nếu lớn hơn là bị bệnh. Tuy nhiên, trong phiếu xét nghiệm người ta không ghi trị số giới hạn mà ghi khoảng trị số đối chiếu (hay khoảng giá trị tham khảo), như đường huyết là 70 - 110mg/dl và kết quả xét nghiệm của người được đo sẽ được đối chiếu để xem có rối loạn hay không. Thí dụ, kết quả xét nghiệm đường huyết là 100mg/dl, so với 70 - 100mg/dl nằm giữa khoảng nên là bình thường. Nếu kết quả đo >110mg/dl (lớn hơn 110 mg/dl) là có rối loạn tăng đường huyết, bằng hoặc trên 126mg/dl là đã bị ĐTĐ. Nếu kết quả đo < 70mg/dl (nhỏ hơn 70mg/dl) là có rối loạn hạ đường huyết, như kết quả đo 53mg/dl là có thể bị hôn mê do hạ đường huyết.

Xét nghiệm đường huyết để chẩn đoán đái tháo đường

Máu hay nước tiểu là hai dịch sinh học thường được sử dụng nhiều nhất để xét nghiệm (Ảnh minh họa: Internet)

Cần lưu ý, khoảng trị số đối chiếu ở các bệnh viện khác nhau có thể hơi khác nhau bởi vì có nhiều phương pháp khác nhau được dùng ở bệnh viện để đo xét nghiệm đường huyết.

Vì trị số đường huyết bình thường được xác định vào lúc bụng đói, để có kết quả xét nghiệm đường huyết chính xác, người được đo cần nhịn đói 4 - 6 giờ trước khi lấy máu làm xét nghiệm hoặc không ăn sáng sau một đêm ngủ dậy.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!