Giang mai là một trong những bệnh xã hội thường gặp nhất, bệnh có tính truyền nhiễm rất cao, những người có sức đề kháng yếu thường rất dễ viêm nhiễm giang mai. Ở giai đoạn đầu bệnh giang mai nếu được phát hiện và điều trị kịp thời thì sẽ rất nhanh chóng hồi phục, nếu để lâu không điều trị sẽ gây ra rất nhiều tổn thương lớn đối với cơ thể.
Mọi người cần chú ý nếu phát hiện bất cứ biểu hiện gì khác thường trong cơ thể cần kịp thời đi xét nghiệm và điều trị kịp thời. Vậy xét nghiệm máu có giúp phát hiện bệnh giang mai hay không, và ngoài xét nghiệm máu còn có những phương pháp nào phát hiện giang mai?
Những điều cần biết về bệnh giang mai
Bệnh giang mai là một bệnh xã hội rất huy hiểm đến sức khỏe và cần được điều trị và dưới đây là 4 giai đoạn của bệnh.
- Giai đoạn 1: Thường xuất hiện sau khoảng từ 3 đến 90 ngày kể từ khi nhiễm xoắn khuẩn giang mai. Khi này tại các điểm tiếp xúc đầu tiên với xoắn khuẩn bệnh giang mai như cơ quan sinh dục, ngực, chân tay, lưng, bụng... sẽ xuất hiện các vết loét nông, bờ nhẵn, màu đỏ, không gây đau hay ngứa. Hiện tượng này sẽ kéo dài khoảng vài ba tuần sau đó biến mất.
- Giai đoạn 2: Lúc này trên cơ thể người bệnh nổi các nốt ban có màu hồng đào, không ngứa, khi lấy tay ấn vào thì chúng lại biến mất. Các hồng ban này tồn tại khoảng 3 tuần sau đó lại tiếp tục biến mất.
- Giai đoạn 3: Giai đoạn này của bệnh giang mai còn được gọi là giai đoạn tiềm ẩn vì ở thời kỳ này bệnh không có bất kỳ biểu hiện đặc biệt nào để nhận biết.
- Giai đoạn 4: Xuất hiện muộn, thường sau giai đoạn 1 khoảng từ 3 đến 15 năm. Có 3 hình thức biểu hiện chính của bệnh ở thời kỳ này là giang mai thần kinh, giang mai tim mạch và củ giang mai.
Những vết loét giang mai trên cơ thể người bệnh.
Xét nghiệm máu có phát hiện bệnh giang mai
Xét nghiệm máu hường áp dụng cho những trường hợp nghi ngờ đã mắc giang mai ở giai đoạn 2 hoặc giai đoạn tiềm ẩn. Khi này xoắn khuẩn giang mai đã ăn sâu vào máu của người bệnh nên chỉ cần xét nghiệm máu sẽ cho ra kết quả ngay.
Ở giai đoạn 2 của giang mai có thể phát hiện trong máu và trong các mô nhưng nhiều nhất vẫn là trên da. Người bị giang mai bẩm sinh giai đoạn đầu có thể thông qua xét nhiệm giang mai bằng da và các mô bị hoại tử để phát hiện xoắn khuẩn bệnh giang mai. Thời gian gần đây thông qua chọc nước ối của phụ nữ mang thai có thể dùng kính hiển vi để quan sát và tìm ra xoắn khuẩn, đây là một phương pháp chẩn đoán rất có giá trị đối với những trẻ bị giang mai bẩm sinh.
Các phương pháp khác giúp phát hiện bệnh giang mai.
Bên cạnh việc xét nghiệm máu để nhận biết bệnh giang mai thì người bệnh có thể nhận biết căn bệnh này qua những dấu hiệu sớm nhất trên cơ thể (còn gọi là săng giang mai), giai đoạn khởi phát sau thời gian ủ bệnh. Cụ thể như sau:
- Trên bộ phận sinh dục (quy đầu, bao quy đầu, dương vật (nam giới), môi nhỏ, môi lớn, âm đạo (nữ giới); miệng, môi,...) xuất hiện những vết loét nhỏ, nông, có màu hồng hoặc đỏ, không có bờ rõ rệt.
- Các vết loét không đau hoặc không gây ngứa ngáy, tồn tại trên da từ 4 – 8 tuần rồi chuyển sang màu thâm và biến mất.
- Sau 10 ngày – nửa tháng, các vết loét xuất hiện nhiều hơn trên da tại các vị trí khác của cơ thể như bàn tay, nách, ngực, bàn chân,... Nguy cơ gây bội nhiễm trên da
Nếu ở giai đoạn này, người bệnh không kịp thời thăm khám và điều trị, bệnh sẽ chuyển sang giai đoạn mới, mức độ ảnh hưởng sẽ nghiêm trọng hơn. Phụ nữ mang thai mắc bệnh giang mai có nguy cơ dị tật thai, sảy thai rất cao. Đặc biệt ở giai đoạn củ giang mai, giang mai thần kinh có thể đe dọa tính mạng người bệnh.
Xét nghiệm chẩn đoán giang mai tại Xander
Với xét nghiệm chẩn đoán giang mai, không phải ai cũng muốn đến bệnh viện làm, một phần vì e ngại, không muốn công khai lý lịch cá nhân, một phần vì bệnh viện luôn quá tải, sẽ rất mất công phải chờ đợi đến lượt. Vậy tại sao không chọn xét nghiệm tại nhà?
Xét nghiệm tại nhà Xander đã và đang là lựa chọn của rất nhiều người đang nghi ngờ mắc bệnh giang mai bởi: Xander là đối tác độc quyền của Bệnh viện Đại học Y Hà Nội và hợp tác với các bệnh viện trung ương khác, có lợi thế tuyệt đối về năng lực chuyên môn y tế như Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương. Với phương châm Minh bạch tuyệt đối - Chuyên môn hàng đầu - Dịch vụ tiện lợi, Xander cam kết mang lại cho bạn dịch vụ xét nghiệm hữu ích, tiện dụng và nhanh chóng.
Hiện Xander cung cấp xét nghiệm chỉ số TPHA giúp phát hiện kháng thể kháng xoắn khuẩn giang mai trong huyết tương (huyết thanh) của người bệnh bị giang mai.
Chi phí xét nghiệm TPHA
- Giá xét nghiệm TPHA của Xander đề xuất (mẫu được phân tích tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương): 89,000 đồng.
- Tổng giá = Phí xử lý mẫu xét nghiệm + Giá xét nghiệm + Phí km tăng thêm
- Phí xử lý : 30.000đ
- Phí km tăng thêm : 5.000đ x (n-5) với n là số km tính từ 300 Đê La Thành nhỏ tới địa chỉ lấy mẫu
Xét nghiệm HIV ở đâu tại Quảng Nam thì tốt?
Quý ông đừng đùa với... ung thư vú
Dấu hiệu nhận biết sớm ung thư buồng trứng “kẻ giết người thầm lặng”
Có biểu hiện này phải đi khám gấp coi chừng ung thư cổ tử cung
Ung thư vú vì chồng hút thuốc lá
Địa chỉ:300 Đê La Thành nhỏ, Đống Đa, Đống Đa, Hà Nội
Giờ làm việc:Thứ Hai - Thứ Sáu: 06:00 - 15:30; Thứ Bảy: 06:00 - 10:00
Điện thoại: (024) 73049779 / 0984.999.501
Xem thêm:
- Sự nguy hiểm khi bị mắc bệnh giang mai trong thời kỳ mang thai
- Bệnh giang mai có lây qua đường miệng không?
Để được bác sĩ gọi điện tư vấn miễn phí về xét nghiệm, hãy để lại thông tin của bạn vào form dưới đây:
Nơi sinh sống Hà Nội Hồ Chí Minh An Giang Bà Rịa - Vũng Tàu Bắc Kạn Bắc Giang Bạc Liêu Bắc Ninh Bến Tre Bình Dương Bình Định Bình Phước Bình Thuận Cao Bằng Cà Mau Cần Thơ Đà Nẵng Đắk Nông Đắk Lắk Đồng Nai Điện Biên Đồng Tháp Gia Lai Hà Giang Hà Nam Hà Tĩnh Hải Dương Hải Phòng Hậu Giang Hòa Bình Hưng Yên Khánh Hòa Kiên Giang Kon Tum Lai Châu Lạng Sơn Lào Cai Lâm Đồng Long An Nam Định Nghệ An Ninh Bình Ninh Thuận Phú Thọ Phú Yên Quảng Bình Quảng Nam Quảng Ngãi Quảng Ninh Quảng Trị Sơn La Sóc Trăng Tây Ninh Thái Bình Thái Nguyên Thanh Hóa Thừa Thiên - Huế Tiền Giang Trà Vinh Tuyên Quang Vĩnh Phúc Vĩnh Long Yên Bái Nước ngoài
Đăng ký nhận tư vấn
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!