Xét nghiệm protein niệu để làm gì?

Kiến Thức Y Học - 11/24/2024

Chắc chắn rằng khi nói về protein niệu thì có rất nhiều bạn sẽ không biết và không hiểu về protein niệu, nhằm để giúp cho các bạn hiểu rõ hơn về protein niệu và khi nào các bạn cần xét nghiệm protein niệu. Thì nội dung bài viết dưới đây của Lily & WeCare sẽ giúp cho bạn biết rõ hơn.

Chắc chắn rằng khi nói về protein niệu thì có rất nhiều bạn sẽ không biết và không hiểu về protein niệu, nhằm để giúp cho các bạn hiểu rõ hơn về protein niệu và khi nào các bạn cần xét nghiệm protein niệu. Thì nội dung bài viết dưới đây của Lily & WeCare sẽ giúp cho bạn biết rõ hơn.

Xét nghiệm protein niệu để làm gì?

Protein niệu là gì?

Protein niệu là một trong các loại bệnh được xét nghiệm bằng nước tiểu nhằm để biết được những dấu hiểu về bệnh của bạn, và đặc biệt là bệnh về thận. Protein niệu có thành phần chính đó là albumin và glubolin.

Xét nghiệm protein niệu để làm gì?

Khi nào bạn cần nên xét nghiệm protein niệu?

Những trường hợp có thể làm gia tăng tạm thời nồng độ của protein trong nước tiểu nhưng không gây tổn thương thận bao gồm:

- Tiếp xúc với môi trường lạnh

- Sốt

- Tiếp xúc với nhiệt

- Căng thẳng về tình cảm

- Tập thể dục quá mức

Để giúp cho các bạn biết được khi nào bạn cần nênxét nghiệm protein niệu, thì các bạn cần chú ý các vấn đề trên. Khi bản thân gặp khó khăn trong việc tiểu tiện, thông thường bác sĩ sẽ chỉ định cho tất các bệnh đều xét nghiệm nước tiểu và đặc biệt là đối với các bệnh về thận. Bởi vì, trong nước tiểu có protein niệu, chính vì thế những người mắc bệnh sẽ không có những triệu chứng gì của bệnh, nhưng sau khi xét nghiệm protein niệu trong nước tiểu một cách thường xuyên thì bạn sẽ biết được về bệnh của bạn. Ngoài ra, nếu bạn xét nghiệm protein niệu dương tính thì bạn sẽ không bị gì về thận.

Thận lọc các chất thải từ máu trong khi giữ lại các thành phần cơ thể cần thiết bao gồm protein. Tuy nhiên, một số bệnh và hội chứng có thể khiến thận không lọc được protein, gây đạm trong nước tiểu.

Mặt khác, nếu bạn xét nghiệm protein niệu trong nước tiểu có chỉ số cao, thì bạn sẽ có triệu chứng bị bệnh thận, hay còn bị phù tay, phù chân và phù lưng hoặc nghiêm trọng hơn sẽ gây khó thở.

Xét nghiệm protein niệu để chẩn đoán bệnh

Xét nghiệm protein niệu là xét nghiệm thường qui có giá trị trong chẩn đoán xác định các bệnh lý tổn thương cầu thận (viêm cầu thận cấp, viêm cầu thận mãn, hội chứng thận hư...) và một số bệnh lý nội khoa khác có thể gây tổn thương thận (đái tháo đường, bệnh hệ thống, tăng huyết áp...). Tùy theo yêu cầu và tính chất bệnh lý mà người ta xét nghiệm protein niệu định tính hay định lượng.

Theo thông tin từ website benhhoc, Lily & WeCare xin tổng hợp một số thông tin cụ thể về xét nghiệm protein niệu định tính và xét nghiệm protein niệu định lượng bao gồm các bước

Định tính protein niệu bằng acid sulfosalicylic 3%.

+ Tiến hành:
- Lấy 10ml nước tiểu đem li tâm hoặc để lắng 10 phút.
- Lấy 2,5ml nước tiểu sau khi đã ly tâm cho vào ống nghiệm rồi cho tiếp 7,5ml axit sulfosalisilic 3% lắc đều.
+ Đánh giá kết quả:
- Màu trắng khói thuốc lá: có vết protein niệu.
- Có tủa: có protein niệu (tùy theo mức độ của kết tủa để đánh giá protein niệu ít hay nhiều):
. Có tủa nhẹ: (+).
. Có tủa vẩn đục: (++).
. Có tủa đậm: (+++).
. Có tủa đặc: (++++).
+ Các yếu tố có thể gây sai kết quả:
- Cách lấy nước tiểu không đúng phương pháp có thể có dịch ở phần phụ lẫn vào nước tiểu cũng có thể có protein.
- Nước tiểu có máu của người đang có kinh.
Ngoài ra còn có các phương pháp khác để định tính protein niệu như: đốt nước tiểu trong ống nghiệm, vắt nước cốt chanh vào ống nước tiểu, dùng giấy thử nhúng vào nước tiểu, nhưng cho kết quả không chính xác bằng dùng axit sulfosalisilic 3%.

Định lượng protein niệu 24 giờ:

+ Tiến hành:
- Gom nước tiểu chính xác trong 24h.
- Lắc đều, đo số lượng nước tiểu ghi vào giấy xét nghiệm.
- Lấy 10ml nước tiểu gửi tới khoa sinh hoá.
Kết quả sẽ cho protein niệu 24h hoặc có thể cho protein niệu trong một phút, gồm các phương pháp:
. Định lượng protein niệu bằng phương pháp đo độ đục: được dùng là máy quang phổ kế có bước sóng 600nm (nanomet). Máy đo trược tiếp độ đục của nước tiểu khi có protein niệu.
. Định lượng protein niệu bằng phương pháp đo màu:
Được dựa trên nguyên lý: protein cho cùng với đỏpyrogallol/molybdate sẽ tạo nên phức hợp màu đỏ. Màu đỏ này tỷ lệ thuận với protein và được máy quang phổ kế đo trực tiếp. Phương pháp này chỉ đo được lượng protein niệu từ > 300mg/lít (30mg/dl) nên cũng hạn chế (vì không biết > 300mg/lít là bao nhiêu và < 300mg/lít thì máy lại không phát hiện được).
Như vậy 2 phương pháp trên chỉ xác định được macroalbumin niệu mà thôi, không phát hiện được microalbumin niệu.
Định lượng microalbumin niệu được sử dụng bằng các phương pháp: kỹ thuật miễn dịch phóng xạ (RIA: radio immuno assay); phương pháp miễn dịch enzym trong dung dịch hoặc trên băng thử.
+ Trong lâm sàng dựa vào protein niệu/24h để chẩn đoán xác định một số bệnh thận.
- Protein niệu < 1g/24h: gặp trong viêm thận kẽ, viêm thận-bể thận mãn, tăng huyết áp, xơ nang thận (nephroangiosclerosis), thận đa nang, thận trong hội chứng nhiễm khuẩn nặng, sốt cao.
- Protein niệu 2 - 3g/24h: biểu hiện của viêm cầu thận tiên phát hoặc thứ phát.
- Protein niệu > 3,5g/24h: biểu hiện hội chứng thận hư. Hội chứng thận hư thường bao gồm:
. Protein niệu > 3,5g/24h.
. Protid máu < 60g/l.
. Albumin máu < 30g/l.
. Cholesterol > 6,5 mmol/l.
. Triglycerid > 2,5 mmol/l.
. Phù rất to và nhanh. (*)

Thông tin mang tính chất lâm sàng, bạn đọc cần có sự tư vấn từ bác sĩ.

Nếu như ở mức bình thường sẽ không có protein niệu, nếu có chỉ cho phép trong ngưỡng dưới 30mg/24h.

Nếu: Protein niệu lớn hơn 30mg/24h là dấu hiệu bạn bắt đầu đã có tổn thương thận.

Nếu kết quả xét nghiệm Protein niệu 30mg-<300mg/24h thì được gọi là microalbumin niệu và nếu 300mg/24h được gọi là macroalbumin niệu.

Xét nghiệm protein niệu để làm gì?

Khi có kết quả với các chỉ số như trên, bệnh nhân cần có điều chỉnh lại chế độ ăn uống phù hợp hơn, Các nguyên tắc trong xây dựng chế độ ăn cho bệnh nhân như sau:

1. Giàu chất đạm (protein)

Do mất nhiều protein qua nước tiểu, đồng thời làm giảm protein máu, mặc khác giảm áp lực keo gây phù, nguy cơ teo cơ, suy dinh dưỡng, do đó chế độ ăn của người mắc các bệnh liên quan đến protein niệu, phải bù đủ lượng đạm cho chuyển hóa của cơ thể và số lượng đạm mất qua nước tiểu, nhưng cũng không nên ăn quá nhiều đạm vì có thể sẽ làm xơ hóa cầu thận dẫn đến suy thận.

2. Chất béo

Giảm ăn giảm chất béo (mức độ từ 20-25g/ngày). Do rối loạn chuyển hóa lipid máu, nồng độ cholesterol tăng cao, thế nên không nên ăn các loại thực phẩm chứa nhiều cholesterol như óc, lòng, bơ, các loại phủ tạng động vật, mỡ, trứng. Ðặc biệt nên tránh ăn thận vì trong thận (bầu dục) có chứa nhiều cholesterol. Nên chế biến các món ăn dưới dạng luộc, hấp hạn chế quay rán

- Ăn nhạt, bớt muối, mì chính: 1-2g muối/ngày; nhiều rau của quả chứa nhiều vitamin

- Duy trì lượng nước trong chế độ ăn và uống hàng ngày bằng lượng nước tiểu + 500ml.

Xander Địa chỉ xét nghiệm nước tiểu uy tín minh bạch

Với quy trình hoàn toàn khép kín, khách hàng có thể hoàn toàn yên tâm khi chọn dịch vụ xét nghiệm của Trung tâm xét nghiệm Xander. Khách hàng không phải đăng ký, chờ đợi mệt mỏi và mất nhiều thời gian tại các trung tâm y tế để được xét nghiệm. Đến với Xander khách hàng cũng hoàn toàn yên tâm về chất lượng mẫu lấy, độ chính xác của kết quả xét nghiệm cũng như tính bảo mật của kết quả.

Xét nghiệm protein niệu để làm gì?

Hiện Xander cung cấp Gói xét nghiệm tổng quát(bao gồm cảXét nghiệm Tổng phân tích nước tiểu)tại nhà đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Cam kết không chỉ định thừa. Chi phí hoàn toàn minh bạch. Và Xander tuyệt đối không có phụ phí, ẩn phí; chỉ tính phí dịch vụ xét nghiệm tại nhà.

Cách tính tổng giá xét nghiệm

  • Tổng giá = Phí xử lý mẫu xét nghiệm + Giá xét nghiệm + Phí km tăng thêm
  • Phí xử lý : 30.000đ
  • Phí km tăng thêm : 5.000đ x (n-5) với n là số km tính từ 300 Đê La Thành nhỏ tới địa chỉ lấy mẫu

* Giá gói xét nghiệm tổng quát được cập nhật phía cuối bài viết.

Đia chỉ:300 Đê La Thành nhỏ, Thổ Quan, Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại:(024)73.049.779 - 0984999501 (Giờ trực: 6-22h)

Giờ làm việc:Thứ Hai - Thứ Sáu: 06:00 - 15:30; Thứ Bảy: 06:00 - 10:00

(*): Theo nguồn benhhoc.com

Xem thêm:

  • Ý nghĩa chỉ số KET trong xét nghiệm nước tiểu
  • Xét nghiệm nước tiểu có thể biết được bệnh gì và nên làm ở đâu?

Để được bác sĩ gọi điện tư vấn miễn phí về xét nghiệm, hãy để lại thông tin của bạn vào form dưới đây:

Nơi sinh sống Hà Nội Hồ Chí Minh An Giang Bà Rịa - Vũng Tàu Bắc Kạn Bắc Giang Bạc Liêu Bắc Ninh Bến Tre Bình Dương Bình Định Bình Phước Bình Thuận Cao Bằng Cà Mau Cần Thơ Đà Nẵng Đắk Nông Đắk Lắk Đồng Nai Điện Biên Đồng Tháp Gia Lai Hà Giang Hà Nam Hà Tĩnh Hải Dương Hải Phòng Hậu Giang Hòa Bình Hưng Yên Khánh Hòa Kiên Giang Kon Tum Lai Châu Lạng Sơn Lào Cai Lâm Đồng Long An Nam Định Nghệ An Ninh Bình Ninh Thuận Phú Thọ Phú Yên Quảng Bình Quảng Nam Quảng Ngãi Quảng Ninh Quảng Trị Sơn La Sóc Trăng Tây Ninh Thái Bình Thái Nguyên Thanh Hóa Thừa Thiên - Huế Tiền Giang Trà Vinh Tuyên Quang Vĩnh Phúc Vĩnh Long Yên Bái Nước ngoài

Đăng ký nhận tư vấn

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!