Xét nghiệm quan trọng nên làm trước khi bầu bí

Mang thai - 11/24/2024

Dưới đây là những lưu ý kiểm tra sức khỏe mà phụ nữ nên thực hiện trước khi quyết định có em bé.

1. Kiểm tra răng miệng

Theo Boldsky, nhiều người rất coi thường sức khỏe răng miệng trong khi có đến 80% phụ nữ lây bệnh cho con khi mắc bệnh răng miệng trong thai kỳ. Bất kỳ vấn đề nha khoa trong thời gian mang thai đều có thể gây hại cho bạn và thai nhi, hơn nữa bạn không thể dùng kháng sinh hay thuốc giảm đau thời gian này. Các bệnh về răng miệng còn dẫn đến nguy cơ sinh non trong nhiều trường hợp. Vì thế trước khi có kế hoạch mang thai, mẹ nên được kiểm tra răng miệng và điều trị sâu răng, viêm nha chu để tránh ảnh hưởng không tốt đến thai nhi.

2. Xét nghiệm máu

Qua xét nghiệm máu, bác sĩ sẽ biết được bạn cần bổ sung sắt hay không và bổ sung bao nhiêu trước khi mang thai để tránh thiếu máu do thiếu sắt. Nếu bạn không chắc chắn đã miễn dịch với rubella, hoặc thủy đậu hay chưa thì việc xét nghiệm máu sẽ cho bạn kết quả chính xác. Xét nghiệm máu còn giúp bạn kiểm tra bệnh giang mai, viêm gan B hoặc HIV. Ngoài ra, nếu bạn có nhóm máu Rh âm tính trong khi chồng bạn là Rh dương tính, bạn cần phải nói chuyện với bác sĩ.

Đây là tình trạng Erythroblastosis fetalis, khi bạn mang thai, các tế bào bạch cầu của mẹ sẽ tấn công tế bào hồng cầu của bé do không tương thích. Xét nghiệm máu sẽ giúp kiểm tra chứng bệnh này và bạn sẽ được điều trị kịp thời.

Xét nghiệm quan trọng nên làm trước khi bầu bí

Chị em nên xét nghiệm máu trước khi mang thai để kiểm tra các vấn đề sức khỏe (Ảnh: Internet)

3. Kiểm tra tuyến giáp

Có khoảng 1% phụ nữ mắc bệnh suy giáp, tình trạng hoóc-môn tuyến giáp thyroxin có rất ít trong máu của bạn. Hoóc-môn này rất quan trọng cho sự phát triển não bộ của thai nhi, mẹ có vấn đề về tuyến giáp có thể gây sảy thai hoặc sinh non. Vì thế, bạn nên được kiểm tra xem mình có mắc phải những vấn đề về tuyến giáp hay không trước khi có quyết định mang thai.

4. Kiểm tra cân nặng

Thừa cân hay thiếu cân đều sẽ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến thai kỳ. Hiện nay, các bác sĩ đều quan tâm đến chỉ số khối cơ thể (BMI) và cân nặng để đưa ra các giải pháp kịp thời. Thừa cân có thể gây ra nhiều vấn đề trong khi thụ thai và nhiều biến chứng trong khi mang thai như cholesterol cao hay huyết áp cao. Còn khi bạn bị thiếu cân, nguy cơ sảy thai, sinh con nhẹ cân sẽ cao hơn các bà mẹ khác. Do đó, bạn cần ăn uống nhiều hơn và theo một chế độ dinh dưỡng khoa học mà bác sĩ tư vấn và nên tránh các đồ ăn vặt cũng như socola.

5. Xét nghiệm nước tiểu

Xét nghiệm nước tiểu sẽ giúp bạn phát hiện và điều trị kịp thời các căn bệnh nhiễm trùng đường tiểu, viêm tiết niệu hoặc các bệnh lây qua đường tình dục. Việc kiểm tra này cần thiết để giúp bạn tránh được những nguy cơ khi bước vào thai kỳ, ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của thai nhi.

6. Kiểm tra bất thường nhiễm sắc thể

Các ca sẩy thai có nguyên nhân từ sự bất thường nhiễm sắc thể. Để tầm soát điều này, bạn có thể kiểm tra máu tĩnh mạch. Đồng thời, xét nghiệm này có thể cho biết các bệnh di truyền khi người mẹ còn trong độ tuổi sinh đẻ để biết được khả năng trẻ có thể mắc bệnh gì từ mẹ. Xét nghiệm này nên được thực hiện trước 3 tháng mang thai

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!