Xuất hiện nghi vấn dị tật teo não là do hóa chất diệt muỗi

Sống khỏe mạnh - 11/24/2024

Nhóm nghiên cứu Argentina đặt nghi vấn hoá chất diệt ấu trùng muỗi có thể là nguyên nhân gây teo não, chứ không phải vi-rút Zika.

Theo các bác sĩ trong nhóm nghiên cứu Physicians in Crop-Sprayed Town (PSCT), chính phủ Brazil đã cho phép bơm một hoá chất gọi là Pyriproxyfen vào nguồn cung cấp nước uống từ năm 2014 nhằm diệt ấu trùng muỗi. Đây là hoá chất do công ty Sumitomo Chemical, vốn là công ty con của Monsanto tại Nhật Bản, sản xuất.

'Dị tật được phát hiện ở hàng nghìn trẻ em, mà mẹ của các bé đã uống nguồn nước chứa hoá chất này, không phải là sự ngẫu nhiên', báo cáo của PSCT nhận định.

Theo PSCT, Bộ Y tế Brazil đã cho bơm hoá chất Pyriproxyfen vào các bể chứa ở bang Pernambuco. Sự phát triển của loài muỗi Aedes aegypti gây truyền nhiễm vi-rút Zika rất phổ biến ở vùng này. Bang Pernambuco cũng là nơi đầu tiên phát hiện tình trạng teo não ở trẻ sơ sinh, số ca mắc bệnh chiếm đến 35% cả nước.

Nhóm các bác sĩ Argentina cũng chỉ ra rằng, trong những trận dịch do vi-rút Zika trước đây, chưa có ghi nhận nào về các ca teo não. Trên thực tế, khoảng 75% người dân sống ở những nước có dịch vi-rút Zika cũng từng bị nhiễm loại vi-rút này.

Xuất hiện nghi vấn dị tật teo não là do hóa chất diệt muỗi

Một bác sĩ bế em bé bị nhiễm vi-rút Zika (Ảnh: Getty)

Tại những quốc gia như Colombia, nơi ghi nhận nhiều ca nhiễm vi-rút Zika, chưa có báo cáo nào khẳng định teo não liên quan đến Zika. Khoảng 3.177 phụ nữ mang thai ở Colombia từng bị nhiễm vi-rút, nhưng họ vẫn mang thai an toàn và sinh con khoẻ mạnh.

Theo trang Fox News, chính quyền bang Rio Grande do Sul ngày 14/2 thông báo ngưng sử dụng hoá chất Pyriproxyfen để diệt ấu trùng muỗi trong nước.

'Việc đình chỉ này đã được thông báo đến Cơ quan điều phối y tế khu vực 19. Họ sẽ thông báo đến các cơ quan giám sát liên quan', thông báo của chính quyền bang cho biết.

Người đứng đầu cơ quan y tế của bang, Joao Gabbardo, chưa khẳng định sự liên quan của hoá chất này với chứng teo não. Tuy nhiên, 'những nghi vấn đã khiến chúng tôi quyết định tạm ngưng sử dụng hoá chất này. Chúng tôi không thể tiếp tục chịu rủi ro'.

Bộ trưởng Y tế Brazil khẳng định, hoá chất mà cơ quan ông cho phép bơm vào nguồn nước không gây nguy hại. 'Đây là thông tin phi logic và vô nghĩa. Chất này đã được Cơ quan giám sát dịch tễ quốc gia thông qua và sử dụng rộng rãi cả nước. Pyriproxyfen cũng được tất cả các cơ quan kiểm định trên thế giới công nhận'.

Công ty Sumitomo ra thông báo bác bỏ nghi vấn của PSCT. 'Không có cơ sở khoa học nào cho khẳng định này. Cơ quan bảo vệ môi trường Mỹ (EPA) và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đều đã cho phép sử dụng Pyriproxyfen lần lượt từ năm 2001 và 2004'.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!