Zona thần kinh chính là một loại bệnh do virus gây nên, nó tấn công chủ yếu trên da và những dây thần kinh ở vùng da đó. Bệnh thường hay phát đột ngột và có diễn biến cấp tính. Mặc dù không phải là loại bệnh nguy hiểm nhưng nó lại dễ để lại những biến chứng nặng nề nếu như không được điều trị kịp thời. Vậy zona thần kinh là bệnh gì? Nó nguy hiểm tới cỡ nào và làm sao phòng tránh được? Lily & WeCare sẽ chia sẻ tới độc giả qua bài viết dưới đây.
Zona thần kinh là bệnh gì?
Có thể nói, zona thần kinhlà bệnh nhiễm trùng do loại virus varicella-zoster gây ra, đây cũng là loại virus gây bệnh thủy đậu. Với những người từng bị thủy đậu, ngay cả sau khi đã hết bệnh thì virus cũng vẫn có thể sống ở trong hệ thần kinh nhiều năm liền trước khi nó tái hoạt lại và gây ra bệnh zona.
Bệnh cũng còn được gọi là bệnh herpes zoster. Đây là loại bệnh nhiễm trùng do virus gây ra và được nhận biết bởi dấu hiệu phát ban màu đỏ, gây ra đau và rát cho người bệnh. Zona thần kinh thường có biểu hiện là dải mụn nước ở một bên của cơ thể, nó thường bị ở cổ, thân hoặc khuôn mặt.
Bệnh zona thần kinh không phải là dạng đe dọa tính mạng nhưng lại gây ra đau đớn. Người ta thường điều trị bệnh bằng vaccine, điều trị sớm sẽ rút ngắn được thời gian nhiễm bệnh và làm giảm được nguy cơ bị biến chứng nặng như: virus hủy hoại tế bào thần kinh tủy sống, làm rối loạn chức năng truyền tín hiệu của da.
Đối tượng nào dễ mắc zona thần kinh?
Do tác nhân gây bệnh là loại virus gây nên bệnh thủy đậu và nó có biểu hiện bằng những biến chứng như: sốt, da đau rát như bị bỏng tại chỗ do virus xâm nhập nên người khỏe mạnh cũng dễ dàng bị tấn công. Nhưng bệnh thường hay gặp ở những người già, càng nhiều tuổi thì nguy cơ mắc bệnh lại càng cao.
Những người bị mắc một số bệnh có thể chính là yếu tố thuận lợi để mắc zona thần kinh như: những loại bệnh về máu (lympho mạn, hodgkin...), suy giảm miễn dịch, các sang chấn tinh thần, tiểu đường, ung thư, viêm não - màng não, suy nhược cơ thể, xạ trị, thủy đậu...
Bệnh gây ra những biến chứng như thế nào?
Biến chứng đáng ngại nhất củazona thần kinh chính là bị đau dây thần kinh sau khi bệnh đã khỏi, nhất là ở những người lớn tuổi. Những cơn đau đôi khi kéo dài đến cả năm sau khi vết thương đã lành.
Có rất nhiều trường hợp bị biến chứng gây ra bội nhiễm da, tạo thành những mụn mủ loét sâu, sưng lên và rất đau. Khi điều trị sai bệnh, còn dẫn đến những biến chứng như: viêm tụy cắt ngang, viêm màng não, xuất huyết giảm tiểu cầu...
Khi tấn công đến dây thần kinh tam thoa ở mặt, zona sẽ gây ra những nguy hiểm khó lường. Đó chính là mụn nước sẽ mọc ở trên mặt, mắt và trong miệng. Nếu mọc gần mắt, người bệnh cần đến gặp bác sĩ chuyên khoa ngay bởi bệnh có thể khiến làm giảm thị lực. Nếu như tổn thương vào dây thần kinh thị giác còn gây ra mù lòa, khi tấn công vào tai, zona thần kinh còn làm giảm thính lực. Với phụ nữ mang thai, zona còn gây hại cho bào thai.
Cách điều trị zona thần kinh và những lưu ý cần thiết
Trong vòng 48 giờ tính từ khi bị tổn thương da, cần phải điều trị zona thần kinh ngay hoặc nếu không thì 1 tuần đầu, điều này sẽ cho kết quả điều trị tốt. Khi điều trị quá muộn thì nguy cơ gặp biến chứng lại càng nhiều. Với những trường hợp bị điều trị muộn hoặc điều trị sớm mà không đúng thuốc hoặc đúng nhưng chưa đủ liều thì cũng coi như chưa từng điều trị.
Liệu trình đầy đủ để điều trị bệnh bao gồm: dùng thuốc hạ sốt, giảm đau, chống viêm; các loại thuốc chống nhiễm khuẩn, kháng virus và làm dịu da. Thuốc kháng virus có thể kể tới acyclovir, valacyclovir và famciclovir để giảm thời gian phát ban và đau. Thuốc có tác dụng phụ: nôn hoặc tiêu chảy (với khoảng 3-4% trường hợp nhiễm bệnh - Theo Dantri).
Những loại thuốc giảm đau có thể dùng gồm: acetaminophen và ibuprofen, naproxen... Ngoài ra có thể uống thêm thuốc kháng histamin (clopheniramin, diphenhydramin, promethazin, dimenhydrinat...). Đồng thời có thể dùng kèm theo kem chống ngứa hoặc lotion calamin để làm dịu các cơn ngứa tại nơi bị tổn thương da.
Người bệnh cần thực hiện một số lưu ý như sau khi điều trị zona thần kinh:
- Tắm rửa bình thường, giữ cho vùng da tổn thương luôn sạch sẽ và khô thoáng. Thường xuyên mặc quần áo rộng, tránh để vết thương bị cọ sát nhiều gây vỡ và lây lan. Không tiếp xúc da – da với những người chưa từng bị thủy đậu, đang ốm hoặc những người bị suy giảm hệ miễn dịch. Không gãi bởi nó có thể gây ra nhiễm khuẩn thứ phát, để lại sẹo.
- Dùng băng ép ngâm vào nước lạnh và băng vào vùng da bị tổn thương khoảng 7 – 8 lần mỗi ngày, mỗi lần 20 phút để làm dịu bớt cơn đau, làm khô vết thương. Phương án này còn giúp ngăn ngừa bớt vảy ra ngoài và giảm bị bội nhiễm.
- Không được đắp đỗ xanh, gạo nếp hoặc là các loại lá nam, ngậm hoặc phun loại chất lỏng nào đó lên da. Như vậy sẽ khiến bệnh nặng hơn, dễ bị bội nhiễm da.
- Phải nghiêm túc thực hiện uống thuốc theo đơn kê của các bác sĩ.
Hi vọng những thông tin trên đây phần nào đã giải đáp được những thắc mắc của độc giả về “zona thần kinh là bệnh gì?” để độc giả biết cách điều trị và phòng tránh. Khi thấy cơ thể có những triệu chứng mới hoặc không kiểm soát được cơn đau hoặc cơn ngứa thì người bệnh cần nhanh chóng tới cơ sở y tế chuyên khoa kiểm tra để được chuyển hướng điều trị kịp thời.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!