10 điều thú vị về củ tỏi bạn cần biết

Sống khỏe mạnh - 11/24/2024

Tỏi có nhiều công dụng cho sức khỏe như ngăn ngừa ung thư, giảm cholesterol, tăng cường hệ thống miễn dịch...

Tỏi có chứa một chất hóa học gọi là alliin, phản ứng với các gốc tự do (những sản phẩm phụ của quá trình tiêu hóa gây rối loạn DNA và các màng tế bào) và phá hủy chúng.

10 mẹo thú vị dưới đây giúp bạn 'hô biến' với củ tỏi và tận thu tối đa lợi ích từ chúng:

1. Hãy lưu trữ tỏi ở nơi khô ráo, thoáng mát và tối

Khi nói đến việc lưu trữ, tỏi có hai kẻ thù tự nhiên: Độ ẩm và ánh sáng mặt trời. Bạn nên bỏ tỏi chưa bóc vỏ lên kệ bếp, tránh để trong tủ lạnh, vì nó sẽ làm tăng độ ẩm khiến tỏi nhanh hỏng. Vì thế, hãy chắc chắn rằng tỏi của bạn được lưu trữ trong túi lưới hoặc giỏ tre có lỗ thoáng. Việc bảo quản tỏi trong điều kiện này sẽ giúp kéo dài thời gian sử dụng của tỏi từ 3-5 tháng.

2. Lắc mạnh sẽ giúp bóc vỏ tỏi một cách nhanh chóng và dễ dàng

Đầu bếp trong các nhà hàng thường bóc vỏ tỏi một cách dễ dàng bằng cách đập dập các củ tỏi rồi dùng tay tuốt mạnh vỏ lên phía ngọn củ tỏi. Hoặc quăng chúng vào một chiếc lọ thủy tinh có nắp kín, sau đó lắc mạnh như thể bạn đang pha cocktail. Chỉ cần 15 giây, toàn bộ vỏ tỏi sẽ bong ra.

10 điều thú vị về củ tỏi bạn cần biết

Khi nói đến việc lưu trữ, tỏi có hai kẻ thù tự nhiên: Độ ẩm và ánh sáng mặt trời (Ảnh minh họa: Internet)

3. Bóc vỏ tỏi bằng nước nóng

Thay vì đập dập một tép một và sau đó bóc vỏ chúng, bạn có thể cho chúng vào một cốc nước nóng. Để một vài phút rồi nhấc ra để nguội. Trong thời gian này bạn vẫn có thể nấu nướng các món ăn khác. Khi tỏi nguội, vỏ sẽ tự động bong và bạn có thể lấy chúng ra một cách dễ dàng.

4. Xay nhỏ tỏi khi chế biến món ăn sẽ tốt hơn là bạn chỉ đập dập

Đó là bởi vì, khi bạn xay nhỏ, bạn càng thu được nhiều hợp chất sulfuric và tinh dầu giúp nó phát huy công dụng với sức khỏe và dậy mùi hương nhiều hơn cho món ăn của bạn.

5. Hãy để tỏi một vài phút trước khi nấu ăn

Sau khi nghiền nhuyễn, hãy để tỏi trong 5 - 15 phút trước khi ăn hoặc bắt đầu nấu ăn với chúng. Việc để tỏi trong không khi sẽ gây ra một phản ứng enzym thúc đẩy tạo ra nhiều các hợp chất trong tỏi tốt cho sức khỏe.

6. Đừng phi tỏi đến khi chúng có màu nâu

Tỏi băm nhỏ sẽ tốt hơn khi nó được nấu một cách nhanh chóng. Nếu bạn phi tỏi trước khi thêm các thành phần khác, sử dụng nhiệt độ thấp và cho tỏi vào trước khi dầu ăn trong chảo bắt đầu bốc khói. Hoặc khi kết hợp với hành tây, hành củ… hãy cho tỏi vào sau khi những nguyên liệu khác đã nóng lên. Để tối đa hóa giá trị dinh dưỡng của tỏi, bạn không nên chế biến tỏi quá lâu. Vì vậy, tốt nhất bạn nên cho tỏi vào món ăn khi chúng đã gần chín.

7. Chà tỏi vào tô để tăng hương vị cho món salad

Đây là mẹo mà các đầu bếp thường sử dụng khi chế biến các món salad mà không làm lấn át hương vị của dấm ăn. Bạn hãy cắt đôi củ tỏi, chà xát chúng xung quanh thành và lòng bát trước khi thêm rau xanh và các nguyên liệu khác vào và trộn.

10 điều thú vị về củ tỏi bạn cần biết

Tỏi băm nhỏ sẽ tốt hơn khi nó được nấu một cách nhanh chóng (Ảnh minh họa: Internet)

8. Hãy chế biến tỏi muối và bột tỏi để sử dụng dần

Tỏi là một loại gia vị thơm ngon và bổ dưỡng, nó rất cần thiết cho nhiều món ăn, đặc biệt là những món nướng. Bạn có thể tự chế biến bột tỏi hay tỏi muối tại nhà bằng cách đơn giản sau:

Với tỏi muối:Làm nóng lò nướng đến 180 độ. Bóc vỏ phía ngoài củ tỏi và chấm 1 đầu tỏi với muối, sau đó cho vào lò nướng trong khoảng 1 giờ. Khi tỏi khô, tách nhỏ thành các tép tỏi để sử dụng dần.

Với bột tỏi: Thái lát mỏng từng tép tỏi, đặt chúng lên giấy nướng và nướng trong lò ở nhiệt độ 150 độ cho đến khi chúng khô, nhưng đừng để cho chúng ngả sang màu nâu. Sau đó xay nhỏ, bảo quản trong hộp kín và sử dụng.

9. Chà tay vào vật dụng inox để khử sạch mùi tỏi

Thật thú vị khi bạn chỉ cần chà mạnh tay vào những vật dụng inox như bồn rửa, xoong, chảo, vòi nước inox… mùi tỏi bám trên tay sẽ biến mất. Do các phân tử thép liên kết với các dư lượng lưu huỳnh mà tỏi để lại trên tay để loại bỏ nó khỏi làn da của bạn. Tin vui là bạn cũng có thể sử dụng cách này để loại bỏ mùi hôi của hành tây hay cá.

10. Lưu trữ và tái sử dụng vỏ tỏi

Bạn có biết vỏ tỏi cũng có chứa nhiều hợp chất chống oxy hóa tương tự như trong tép tỏi mà mang lại sức mạnh tuyệt vời cho nó. Bởi vậy, hãy sử dụng vỏ tỏi khi bạn lọc trà và uống chúng với mật ong, chanh để tăng hương vị.
 Nhồi nhét chúng vào một cái rây trà để pha một tách trà tăng cường miễn dịch mà bạn có thể hương vị mật ong và chanh. Hoặc bạn đông lạnh vỏ tỏi, khi số lượng đủ nhiều hãy sử dụng nó ninh với nước hầm xương. Rửa sạch vỏ trước khi sử dụng để loại bỏ bụi bẩn. Tuy nhiên, bạn bạn nên sử dụng tỏi hữu cơ để tránh ăn phải thuốc trừ sâu.

An An (Livestrong)

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!