Căng thẳng
Căng thẳng có thể ảnh hưởng đến nhiều thứ trong cuộc sống của chúng ta, bao gồm cả chu kỳ kinh nguyệt. Khi căng thẳng, số lượng của một loại hoóc-môn sinh sản có tên là GnRH (Gonadotropin Releasing Hormone) trong cơ thể sẽ giảm đi, làm bạn không rụng trứng hoặc không có kinh nguyệt. Kiểm soát căng thẳng có thể giúp chu kỳ kinh trở lại bình thường.
Bạn đang bị ốm
Khi bạn bị ốm hoặc đang mắc căn bệnh nào đó, bạn cũng có thể bị mất kinh hoặc kỳ kinh đến chậm hơn bình thường. Nhưng điều này thường là tạm thời. Hãy đến gặp bác sĩ để tìm ra nguyên nhân chính xác nếu bạn cảm thấy lo lắng cho sức khỏe.
Khi bạn bị ốm hoặc đang mắc căn bệnh nào đó, bạn cũng có thể bị mất kinh hoặc kỳ kinh đến chậm hơn bình thường (Ảnh minh họa: Internet)
Sự thay đổi thói quen sinh hoạt
Đảo lộn thói quen sinh hoạt làm thay đổi đồng hồ sinh học của cơ thể bạn và nó cũng đúng với chu kỳ kinh nguyệt. Nếu bạn thức khuya nhiều, làm việc nhiều hơn bình thường hay vận động quá mức… mọi hoạt động của các cơ quan trong cơ thể sẽ bị thay đổi, dẫn tới chu kỳ kinh của bạn đến chậm hoặc mất tạm thời.
Thay đổi các loại thuốc
Nếu bạn bị chậm kinh hoặt mất kinh thì rất có thể do bạn đã thay đổi một loại thuốc nào đó, đặc biệt là thuốc tránh thai. Do đó, hãy nhờ bác sĩ tư vấn xem loại thuốc bạn bạn đang uống có ảnh hưởng tới chu kỳ kinh hay không.
Bạn thừa cân
Khi thừa cân, lượng hoóc-môn trong cơ thể có thể làm thay đổi chu kỳ kinh của bạn, thậm chí ngăn chặn chúng. Hầu hết phụ nữ sẽ thấy chu kỳ kinh và khả năng sinh sản trở lại bình thường sau khi giảm một chút trọng lượng cơ thể.
Bạn thiếu cân
Nếu cơ thể bạn không có đủ chất béo, chu kỳ kinh cũng sẽ không ổn định, chậm kinh hoặc nếu bạn giảm cân quá mức cũng có thể gây mất kinh. Thông thường tăng cân sẽ giúp chu kỳ kinh trở lại. Điều này thường gặp ở những phụ nữ làm việc nặng nhọc hoặc những vận động viên chuyên nghiệp.
Nếu cơ thể bạn không có đủ chất béo, chu kỳ kinh cũng sẽ không ổn định (Ảnh minh họa: Internet)
Bạn tính nhầm do chu kỳ kinh không đều
Độ dài chu kỳ kinh nguyệt thường không giống nhau ở các phụ nữ và nó thay đổi từ tháng này qua tháng khác. Vì vậy, bạn chậm kinh có thể do chu kỳ kinh của bạn không đều. Thông thường, 2 tuần sau khi trứng rụng, bạn sẽ bước vào kỳ kinh. Hãy dựa vào điều này để biết bạn có gặp vấn đề gì với kinh nguyệt hay không.
Tiền mãn kinh
Đây là thời kỳ mà bạn đang chuyển từ độ tuổi sinh sản sang độ tuổi không sinh sản. Chu kỳ kinh của bạn có thể nhẹ hơn, nặng hơn, thường xuyên hơn hoặc ít thường xuyên hơn - nhưng chúng đều thường. Nếu bạn không muốn có thai ngoài ý muốn, hãy tiếp tục sử dụng các biện pháp tránh thai vì trong một số chu kỳ kinh bạn vẫn có khả năng thụ thai.
Tắt kinh
Mãn kinh là khi bạn đã đạt đến độ tuổi không còn khả năng sinh sản, trứng không còn rụng và không có kinh nguyệt. Mãn kinh là giai đoạn bắt buộc mà mọi phụ nữ đều trải qua, nó có thể xảy ra tự nhiên nhưng cũng có thể do việc phẫu thuật cắt bỏ buồng trứng hay tiếp xúc với hóa chất trong các hình thức khác nhau của hóa trị.
Mang thai
Nguyên nhân cuối cùng có thể khiến bạn mất kinh là bạn có thể đã mang thai. Hãy sử dụng que thử thai để chắc chắn điều này. Hoặc bạn cũng có thể làm các xét nghiệm nước tiểu và xét nghiệm máu tìm kiếm các hoóc-môn hCG (hoóc-môn thai kỳ được tiết ra bởi nhau thai).
An An (Pregnancy.about)
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!