Ở Mỹ, mùa cúm thường bắt đầu từ tháng 10, đỉnh điểm vào tháng 1 và tháng 2. Cứ 2/10 người bị nhiễm loại vi-rút này có thể gặp các biến chứng nghiêm trọng, thậm chí tử vong, chưa kể các triệu chứng thông thường là sốt, ớn lạnh, ngạt mũi, cơ thể đau nhức.
Một số điều sau có thể khiến bạn bất ngờ, nhưng cũng sẽ giúp bạn phòng tránh cúm tốt hơn.
Mắc cúm do tiêm phòng cúm?
Đây chỉ là một tin đồn nhưng nhiều người lại nghĩ đó là sự thật. 'Vắc-xin cúm được làm từ các tiểu phân vi-rút đã chết. Vì nó đã chết nên đương nhiên không thể gây bệnh cho người được', đó là lời khẳng định của thạc sĩ Holly Phillips, cộng tác viên thông tin Y tế của tờ New York City và WCBS News. Vắc-xin dạng xịt mũi, hay còn gọi là FluMist, đã được FDA phê duyệt, được dùng cho trẻ em trên 2 tuổi và người lớn dưới 50 tuổi, không dùng cho phụ nữ mang thai. Loại thuốc này có chứa vi-rút cúm sống nhưng nó không có khả năng gây bệnh.
Trẻ em và người già là đối tượng dễ mắc cúm nhất
Có tin đồn này là bởi, phải mất 2 tuần để cơ thể tạo kháng thể với vắc-xin và có tác dụng bảo vệ hoàn toàn. Vì vậy, nếu mắc cúm hay cảm lạnh trước, ngay sau khi tiêm thì đừng đổ tại việc tiêm là nguyên nhân gây sổ mũi hay đau họng.
Cúm không phải là mối nguy hại với người trẻ khỏe?
'Cúm đe dọa nhiều nhất với trẻ nhỏ, người già và những người có bệnh lý. Song nó cũng có thể gây ra những triệu chứng trầm trọng với cả những người trẻ tuổi khỏe mạnh', bác sĩ Phillips cho biết. Đó là lý do tại sao CDC (trang báo y tế, sức khỏe uy tín) khuyên tất cả mọi người nên tiêm phòng, tốt nhất là vào đầu mùa cúm. Kể cả bạn không nằm trong nhóm nguy cơ cao cũng nên tiêm phòng để giảm nguy cơ lây lan qua người khác.
Càng nhiều người tiêm phòng thì càng giảm được số người mắc cúm, gia đình, ông bà và con cái bạn được bảo vệ tốt hơn. Thâm chí, nếu bạn không thường xuyên tiếp xúc với người già và trẻ con thì cũng nên dành chút thời gian để đi tiêm phòng. Bạn không thể chống lại một loại vi-rút mà bạn chưa từng mắc.
Rối loạn tiêu hóa vì cúm
Rối loạn tiêu hóa là một trong những triệu chứng của bệnh cúm, nhưng hiếm gặp và gây phiền toái nhiều cho người bệnh. Đây được gọi là 'cúm tiêu hóa', thuật ngữ để chỉ một nhóm vi-rút gây nôn và tiêu chảy.
Bác sĩ Phillips nói. 'Những vi-rút này không phải là cúm'. Điều đó không có nghĩa là cúm không gây ra các vấn đề về tiêu hóa như buồn nôn, và thậm chí là nôn. Nhưng nếu bạn có những triệu chứng này mà không có bất cứ dấu hiệu nào của cúm, thì có lẽ bạn đang mắc phải một bệnh khác.
Phụ nữ mang thai không thể tiêm phòng cúm?
Ngược lại, tất cả các phụ nữ mang thai nên tiêm phòng cúm càng sớm càng tốt. 'Tiêm phòng cúm rất an toàn cho phụ nữ mang thai. Và nó còn có thể bảo vệ đứa bé trong một vài tháng đầu sau khi sinh, khi đứa bé chưa đủ tuổi để tiêm phòng cúm nhưng lại rất dễ mắc cúm', bác sĩ Phillips nói. Trẻ em dưới 6 tháng tuổi chưa được phép tiêm phòng cúm.
Kháng thể hình thành khi đáp ứng với mũi tiêm sẽ không chỉ bảo vệ bạn khỏi cúm, mà nó còn bảo vệ em bé sau khi sinh và truyền qua sữa mẹ. Thai nghén có thể gây ra những thay đổi về miễn dịch, tim và phổi, làm tăng nguy cơ mắc bệnh cúm nặng ảnh hưởng tới thai kì. 'Sốt cao và nhiễm trùng nặng có thể dẫn đến các biến chứng thai nghén nghiêm trọng và thậm chí là sinh non', bác sĩ Phillips nói.
Có thể ngăn chặn cúm bằng cách rửa tay nhiều lần?
Không sai. Tất cả mọi người đều cần phải rửa tay với xà phòng và nước. Tuy nhiên việc này chưa đủ để ngăn chặn hoàn toàn bệnh cúm. Cúm lây truyền qua không khí khi có những giọt nước bọt của người mang bệnh (1 ngày trước khi triệu chứng bắt đầu và kéo dài đến 7 ngày sau đó). Những giọt nước bọt có thể dính lên người và đi vào cơ thể qua đường mũi, miệng và mắt. Bạn cũng có thể bị mắc cúm nếu chạm vào bề mặt dính vi-rút và chạm tay lên mặt. Theo CDC, vi-rút cúm có thể sống 8 giờ ngoài cơ thể người.
Vì thế, hãy rửa tay với xà phòng và hạn chế sờ tay lên mắt, mũi, miệng để giảm bớt nguy cơ lây nhiễm cúm. Một điều quan trọng nữa là hãy đứng cách xa người bị cúm ít nhất 1,8 m vì đấy là khoảng cách an toàn để những giọt nước bọt của người bệnh trong không khí không thể tới gần bạn. Khử trùng các khu vực chung trong nhà hoặc nơi làm việc nếu có người bị cúm ở đó. Nhưng quan trọng hơn là hãy tiêm phòng bệnh.
Nước bọt của người bị cúm có thể bay xa khoảng 1,5 m
Nếu bị cúm, tiêm phòng sẽ không có tác dụng?
Vắc-xin cúm không giống như vắc-xin phòng bệnh sởi hay bại liệt vì nó không có khả năng bảo vệ 100% mà chỉ có hiệu quả 60-90%. Đó là bởi có nhiều chủng vi-rút cúm và khó đoán được chủng nào sẽ 'hoành hành' trong năm đó. Nếu bạn bị cúm sau khi tiêm chủng, có nghĩa là bạn đã tiếp xúc với một chủng cúm khác mà vắc-xin không có. Tuy nhiên cũng không cần phải lo lắng. Nếu bạn đã tiêm phòng thì triệu chứng sẽ nhẹ hơn vì vắc-xin cũng khống chế phần nào loại chủng vi-rút gây cúm. Theo CDC, tiêm phòng cúm để giúp bạn không phải nhập viện hay tử vong vì cúm chứ không phải là hoàn toàn không bị cúm lần nào.
Kháng sinh có thể chống lại cúm
Kháng sinh có tác dụng đối với vi-rút. Điều đó có nghĩa là các thuốc kháng vi-rút kê đơn có thể giúp ích. Tamiflu là loại thuốc hữu hiệu nhất. Thuốc này có khả năng giảm thời gian mắc bệnh 1 đến 2 ngày nếu bạn uống thuốc trong vòng 48 giờ kể từ khi nhận thấy triệu chứng đầu tiên. Tuy nhiên, thuốc này chỉ khuyến cáo dùng cho người có nguy cơ biến chứng cao. Một số thuốc có thể giảm nhẹ bệnh mà không cần kê đơn, bao gồm thuốc hạ sốt và giảm nghẹt mũi như ibuprofen và paracetamol. Nhưng tốt nhất là hãy ở nhà nghỉ ngơi, uống nhiều nước và đợi đến khi khỏe lại. Hãy luôn cảnh giác với các biến chứng nghiêm trọng để đến bác sĩ khi cần thiết.
Liệt nửa mặt là một tác dụng phụ của chích ngừa cúm
Liệt nửa mặt là tình trạng yếu hoặc liệt ở một bên mặt. Bệnh thường là tạm thời, hết sau vài tuần, và được cho là gây bởi nhiễm vi-rút, chẳng hạn như herpes simplex (loại vi-rút gây mụn rộp) hoặc vi-rút Epstein-Barr, dẫn đến tăng bạch cầu đơn nhân.
Nhiều thập niên trước, có một vài trường hợp liệt nửa mặt sau khi tiêm phòng cúm được ghi nhận. Tuy nhiên, chưa có mối liên hệ nào chỉ ra nguyên nhân là do vắc-xin. Đa phần ý kiến cho rằng giữa vắc-xin cúm và liệt mặt không liên quan gì với nhau.
Dù là người trưởng thành khỏe mạnh bạn cũng nên tiêm phòng cúm
Tiêm chủng cúm có thể gây ra Alzheimer?
Tiêm chủng cúm không gây ra bất cứ bệnh hay tình trạng bệnh, bao gồm cả bệnh Alzheimer. Alzheimer là một loại bệnh thần kinh dẫn đến mất trí nhớ và một số thay đổi nhận thức khác. Chưa có một nguyên nhân nào được xác định chính xác là dẫn đến căn bệnh này. Vì thế đã xuất hiện những phỏng đoán, trong đó có cả những lời đồn rằng tiêm phòng cúm gây ra bệnh Alzheimer. Mối liên quan duy nhất là người già là đối tượng dễ mắc cúm và được khuyến cáo đi tiêm phòng mà bệnh Alheimer lại gắn với tuổi già. Chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên khi một người lớn tuổi tiêm phòng cúm và vài tháng sau đó lại có biểu hiện mất trí nhớ. Vắc-xin hoàn toàn không có có liên quan hay ảnh hưởng gì đến bệnh Alzheimer.
Ánh Minh (Theo Heath)
Ảnh minh họa: Internet
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!