Mẫu được lấy ngẫu nhiên trên thị trường và một số siêu thị tại 5 tỉnh thành là Hà Nội, TP HCM, Khánh Hoà, Ninh Thuận và Bình Thuận. Kết quả kiểm nghiệm cho thấy 100% mẫu không phát hiện arsen vô cơ vượt ngưỡng cho phép của Bộ Y tế.
Thông tin nước mắm có arsen gây hoang mang dư luận thời gian gần đây (ảnh minh họa: Internet)
Bộ Y tế cũng khẳng định quá trình kiểm tra không phát hiện cơ sở nào sản xuất nước mắm chỉ từ nước và hóa chất, mà đều sản xuất từ nguyên liệu cá, muối hoặc nước mắm cốt với phụ gia thực phẩm tỷ lệ khác nhau. Kiểm nghiệm các kim loại nặng khác như chì, thủy ngân và cadimi trong các mẫu nước mắm đều đạt tiêu chuẩn của Bộ Y tế.
Bộ cho rằng việc sử dụng phụ gia thực phẩm trong sản xuất nước mắm là được phép nếu phụ gia đó nằm trong danh mục cho phép, không vượt ngưỡng, đúng đối tượng dùng và đảm bảo độ tinh khiết.
Theo Bộ Y tế, các thông tin nước mắm pha hóa chất, nước mắm nhiễm arsen ảnh hưởng đến sức khỏe con người thời gian qua là không chính xác, gây tâm lý hoang mang cho người dân và ảnh hưởng đến việc sản xuất, kinh doanh nước mắm. Arsen có hai dạng là arsen vô cơ và arsen hữu cơ, tồn tại trong tự nhiên. Ngưỡng cho phép arsen vô cơ trong nước mắm của Bộ Y tế là 1 mg/l. Arsen hữu cơ không gây hại cho sức khỏe nên không quy định mức giới hạn trong thực phẩm. 'Thạch tín chỉ được gọi cho arsen vô cơ', văn bản Bộ Y tế nhấn mạnh.
Trước đó, ngày 17/10 Hội Tiêu chuẩn Đo lường và Bảo vệ người tiêu dùng công bố kết quả kiểm tra 150 mẫu nước mắm cho thấy 101 mẫu có hàm lượng arsen vượt ngưỡng. Tuy nhiên hội đã không công bố rõ arsen vô cơ hay hữu cơ trong nước mắm mà chỉ gọi chung là tổng hàm lượng arsen, khiến người tiêu dùng hoang mang lo lắng vì sợ ảnh hưởng đến sức khoẻ.
>> Xem thêm: Quy định của Bộ Y tế về thạch tín trong nước mắm thế nào?
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!