13 căn bệnh do tác hại của nắng, phòng cách nào?

Sống Khỏe - 11/24/2024

Ánh nắng mặt trời rất có hại cho làn da. Bài viết sẽ chỉ ra những tác hại khủng khiếp khi da bạn tiếp xúc quá lâu dưới ánh nắng mặt trời.

Tia cực tím có trong ánh nắng mặt trời sẽ là mối nguy hại đến làn da của bạn. Da của bạn có thể bị rất nhiều tổn thương do ánh nắng mặt trời gây ra. Dưới đây là những tác hại khủng khiếp mà da của bạn phải gánh chịu:

Rám nắng

Một chút đen sạm trông có vẻ hấp dẫn, nhưng để có được màu da rám nắng đó, lớp thượng bì của da bạn đã bị tổn thương và khó có thể hồi phục. Tia cực tím ( tia UV) có trong ánh nắng mặt trời có thể làm tăng nhanh sự lão hóa da và tăng nguy cơ ung thư da nếu bạn tiếp xúc với chúng mà không có bất kì hành động bảo vệ nào. Để tránh ảnh hưởng bởi tia UV, bạn nên sử dụng kem chống nắng có SPF 30 hoặc cao hơn. 

Cháy nắng 

Mức độ 1: không có dấu hiệu rõ ràng để nhận biết da bạn bị cháy nắng. Thông thường bạn sẽ thấy da mình chuyển sang màu đỏ và cảm thấy nóng khi chạm vào hoặc bạn có thể bị đau nhẹ. Tình trạng này được gọi là cháy nắng mức độ một vì nó chỉ ảnh hưởng đến các lớp ngoài của da. Để giảm cơn đau, bạn nên uống aspirin hoặc ibuprofen. Ngoài ra, bạn có thể dùng thêm một miếng gạc lạnh, một số loại kem dưỡng ẩm hoặc nha đam để giúp làm dịu vết cháy nắng.

Mức độ 2: Cháy nắng mức độ 2 ảnh hưởng đến lớp sâu của da và các dây thần kinh. Tình trạng này thường đau hơn và cần mất nhiều thời gian để chữa lành hơn so với cháy nắng mức độ một. Da bạn có thể bị đỏ và sưng. Nếu bạn thấy mụn xuất hiện trên da thì bạn không nên nặn chúng vì có thể làm nhiễm trùng.

Nếp nhăn

Các tia sáng mặt trời có thể làm cho da bạn bị lão hóa. Tia cực tím trong ánh sáng ban ngày thường gây hại tới các tổ chức sợi trong da được gọi là elastin. Khi elastin bị ảnh hưởng, da của bạn bắt đầu chảy xệ, rạn và xuất hiện nếp nhăn.

Da không đồng màu

Tiếp xúc nhiều với ánh nắng sẽ làm những vùng da tiếp xúc bị sậm màu hơn, trong khi những chỗ khác lại sáng hơn. Ánh nắng cũng có thể làm thay đổi vĩnh viễn các mạch máu nhỏ, làm một số vùng da trở nên đỏ.

Tàn nhang

Tàn nhanh xuất hiện ở những vùng da tiếp xúc thường xuyên với ánh nắng. Tàn nhang không ảnh hưởng xấu đến da của bạn nhưng chúng giống triệu chứng của một số bệnh ung thư ở giai đoạn đầu. Bạn nên gặp bác sĩ nếu kích thước, hình dạng, màu sắc thay đổi hoặc nếu các đốm tan nhang bị ngứa hay chảy máu.

Nám da (trong thời gian mang thai)

Khi mang thai, da bạn xuất hiện những vết nám vàng hoặc nâu trên má, mũi, trán và cằm. Nó có thể mất đi sau khi thời gian mang thai của bạn nhưng bạn cũng có thể xử lý nó với các loại kem theo toa hay các sản phẩm không theo toa. Sử dụng kem chống nắng mọi lúc nếu bạn bị nám, bởi vì ánh sáng nắng mặt trời có thể làm cho các vết nám trở nên tồi tệ hơn.

Đốm lão hóa (nám da do ánh nắng mặt trời)

Những vùng màu nâu hoặc màu xám không thực sự được gây ra do quá trình lão hóa, mặc dù chúng xuất hiện nhiều trên cơ thể khi bạn già đi. Chúng xuất hiện khi bạn hoạt động nhiều ở ngoài nắng và thường xuất hiện trên mặt, tay hay ngực.

Các loại kem tẩy trắng, sản phẩm Retin-A và phương pháp điều trị bằng ánh sáng có thể giúp đẩy lùi chúng. Chúng không gây tổn hại cho sức khỏe của bạn, nhưng hãy thông báo với bác sĩ để đảm bảo rằng chúng không phải là một triệu chứng gì đó nghiêm trọng hơn như ung thư da. 

Bệnh dày sừng quang hóa

Triệu chứng của bệnh này là sự xuất hiện trên đầu, cổ, hoặc bàn tay, cũng có thể xuất hiện trên các bộ phận khác của cơ thể những đốm đỏ, nâu, hoặc da màu thường nhỏ và có vảy. Bạn mắc phải chứng bệnh này do tiếp xúc ánh sáng ban ngày quá nhiều. Bạn hãy đi gặp bác sĩ, bởi vì nếu không được điều trị đôi khi chúng có thể phát triển thành ung thư biểu mô tế bào vảy, đây là một loại ung thư da nguy hiểm.

Bệnh viêm môi do ánh sáng

Căn bệnh này thường xuất hiện ở môi dưới và bạn có thể thấy sự xuất hiện của những đốm vảy, da khô, nứt hoặc sưng. Các đường ranh giới giữa môi và da có thể bị biến mất. Hãy đến gặp bác sĩ để kiểm tra vì nó có thể chuyển thành ung thư biểu mô tế bào vảy nếu không được điều trị kịp thời.

Ung thư biểu mô tế bào vảy

Đây là loại ung thư da có triệu chứng ban đầu như là một vết sưng đỏ, tăng vảy chảy máu hoặc da bị bong hay một vết loét không lành. Nó thường xảy ra trên mũi, trán, tai, môi dưới, bàn tay, và các khu vực tiếp xúc nhiều với ánh mặt trời. Ung thư biểu mô tế bào vảy có thể được chữa khỏi nếu bạn đến gặp bác sĩ và điều trị sớm.

Bệnh Bowen

Đây là một loại ung thư da biểu hiện rõ trên bề mặt da. Bác sĩ cũng có thể gọi nó là ung thư biểu mô tế bào vảy “tại chỗ”.

Không giống như ung thư biểu mô tế bào vảy ảnh hưởng sâu vào trong, Bowen không lan vào bên trong cơ thể của bạn. Nó trông giống như vảy hoặc các vết tróc có hình thành vảy.

Melanoma

Không  phổ biến như các loại ung thư da khác, nhưng đây là loại nghiêm trọng nhất. Dấu hiệu có thể là sự thay đổi về vị trí nốt ruồi hoặc màu. Melanoma không chỉ ảnh hưởng đến làn da, nó có thể lây lan đến các cơ quan và xương nhưng may mắn là có thể được chữa khỏi nếu bạn điều trị sớm.

Đục thủy tinh thể

Đục thủy tinh thể xuất hiện một vùng da mờ trong thủy tinh thể. Nó không đau, nhưng có thể hạn chế tầm nhìn của bạn, bạn cũng có thể bị chói sáng khi ở nơi có ánh sáng mạnh. Bạn có thể ngăn chặn đục thủy tinh thể bằng cách đội mũ và đeo kính râm khi bạn đang ở dưới ánh mặt trời.

Cách tốt nhất để tránh bị cháy nắng, nếp nhăn, ung thư da và các căn bệnh khác ảnh hưởng tới da là tránh tiếp xúc ánh sáng ban ngày, đặc biệt là từ 10 giờ sáng đến 2 giờ chiều, khi ánh nắng  mạnh nhất. Nếu bạn cần phải ra ngoài, sử dụng kem chống nắng, đội mũ, đeo kính râm và che chắn kĩ làn da của bạn với quần áo dài. Nếu bạn nhận thấy bất kỳ sự thay đổi nào liên quan tới nốt ruồi hoặc bạn phát hiện một vết loét cứ phát triển mà không có dấu hiệu lành, hãy đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Bạn có thể tham khảo các bài viết sau:

  • Bị cháy nắng, áp dụng ngay 10 mẹo “cấp cứu” cho da
  • Đừng trốn nắng mà hãy biết cách bảo vệ da dưới nắng!
  • Làm nâu da an toàn không chỉ nhờ phơi nắng

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!