Cách bảo quản đồ ăn dễ bị ngộ độc
Nhiều người nghĩ thức ăn bảo quản trong tủ lạnh với nhiệt độ thấp sẽ an toàn. Ít người biết việc bảo quản thực phẩm trong tủ vẫn có thể mất an toàn gây ra ngộ độc .
TS.Đặng Thị Thanh Quyên – Phó Giám đốc Trung tâm Công nghệ sinh học và Vệ sinh an toàn thực phẩm (Trường đại học kinh tế kỹ thuật công nghiệp) cho hay có hai cách bảo quản thực phẩm dễ ngộ độc.
Thứ nhất, bảo quản thực phẩm tươi sống, rau, củ, quả trong tủ lạnh không đóng gói đúng quy cách, để thực phẩm quá lâu, rã đông tiếp tục cấp đông lại… có thể gây ra ngộ độc.
Ví dụ, đồ tươi sống bảo quản ở nhiệt độ âm, chỉ ức chế được vi khuẩn phát triển. Khi mang thực phẩm rã đông vi khuẩn sẽ phát triển rất nhanh sau một quá trình bị ức chế.
'Đặc biệt, với những thực phẩm đã bị nhiễm vi khuẩn bền với nhiệt độ khi đun nóng vi khuẩn không thể chết. Nếu ăn vào cơ thể vẫn dễ bị ngộ độc', TS. Quyên khuyến cáo.
Khi bảo quản đồ ăn nên đóng hộp.
Với rau củ quả bảo quản không đúng điều kiện, nhiệt độ, không có bao bì đúng gây ra hiện tượng héo, úng, hỏng, thối… Tạo điều kiện cho sinh vật phát triển, nếu chúng ta ăn sống hoặc nấu không chín kỹ cũng gây ra tiêu chảy, ngộ độc. Rau để lâu trong tủ lạnh sẽ làm mất đi giá trị dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất.
Thứ hai, nguy cơ ngộ độc đến từ những thực phẩm ăn không hết được gói và cho vào tủ lạnh bảo quản, để tránh lãng phí. Nhưng quá trình bảo quản này có thể khiến thức ăn bị nhiễm khuẩn, do trong tủ lạnh thường để rất nhiều loại thực phẩm sống – chín, sản phẩm chế biến rồi, sản phẩm sơ chế rất dễ bị nhiễm chéo vi khuẩn.
Một số đã đồ ăn thừa như rau chín, trứng rán thịt, trứng đúc thịt, canh cua… không nên lưu lại trong tủ lạnh qua đêm. Theo các nghiên cứu rau nấu chín để qua đêm sẽ sinh ra chất độc gây hại cho cơ thể. Các món ăn giàu đạm thịt, trứng, cá nếu để lâu trong tủ lạnh rất dễ bị vi khuẩn xâm nhập.
Bảo quản đúng cách như thế nào
Thực phẩm tươi sống: thịt, cá nếu sản phẩm sống bắt buộc phải bảo quản trong điều kiện lạnh, thậm chí lạnh, đông (âm sâu). Thực phẩm cần bảo quản cần sơ chế, đóng gói bao bì, thời gian bảo quản tối đa từ 10-15 ngày.
Rau củ quả: tích trữ không nên sử dụng sản phẩm trái mùa, mùa nào thức nấy. Trước khi bảo quản không nên rửa, vì rửa có nước rất dễ ủng, hỏng. Chỉ nên vệ sinh, sơ chế sạch, cho vào các loại bao bì phù hợp để ở ngăn mát (nhiệt độ dương).
Hiện nay, trên thị trường có những loại bao bì giúp bảo quản rau tốt tránh được hiện tượng đọng nước bên dưới khiến rau nhanh hỏng.
Thức ăn giàu đạm như trứng rán thịt không nên để qua đêm.
Bánh kẹo, đường, rượu bia, bánh kẹo: bảo quản nơi khô ráo thoáng mát, không nhất thiết phải bảo quản trong tủ lạnh.
Gạo các loại hạt: bảo quản nơi khô, thoáng tránh nơi ẩm có thể gây ra mốc.
Các loại củ: để trong lọ hoặc treo cao bảo quản nơi khô ráo, thoáng.
Đồ ăn nấu chín: nên ăn hết sau khi đã chế biến, nếu không ăn hết cho vào hộp đậy kín, trước khi ăn thì nên gia nhiệt lại (nấu chín).
Đồ ăn thừa chỉ để trong vòng 5-6 giờ. Nếu thực phẩm được lưu trữ quá lâu có thể sản sinh ra chất độc dù hâm nóng cũng không thể hết.
Trứng: rửa sạch, lau khô nước để trong tủ lạnh tối đa 30 ngày.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!