Bệnh là một trong những nguyên nhân chính của nhiều bệnh hiểm nghèo, điển hình là bệnh tim mạch vành, tai biến mạch máu não, đục thủy tinh thể, suy thận, liệt dương, hoại thư...
Thịt gà nạc (bỏ da) tốt cho người ĐTĐ.
Chế độ ăn trong bệnh ĐTĐ rất quan trọng
Chế độ ăn hợp lý là nền tảng cho kế hoạch điều trị ĐTĐ. Chế độ ăn hợp lý giúp cho bệnh nhân ổn định mức đường trong máu, giảm được liều thuốc cần sử dụng, ngăn chặn hoặc làm chậm xuất hiện các biến chứng, kéo dài tuổi thọ bệnh nhân. Ngoài ra còn giúp người bệnh cảm thấy thoải mái, tự tin trong cuộc sống, ít có cảm giác bị tách biệt trong đời sống xã hội. Chế độ ăn của người bệnh ĐTĐ nên gần giống với người bình thường, ăn đều đặn, không bỏ bữa, chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày (4 - 6 bữa).
Lượng bột đường (gạo, ngô, khoai...) gần với mức người bình thường (50 - 60%).
Cho phép người ĐTĐ được sử dụng đường đơn giản ở mức hạn chế (đường để nêm thức ăn, cho vào các loại thức uống...).
Giảm lượng chất béo (nên ăn các loại dầu, mỡ cá): 20 - 25%.
Tăng chất xơ (có nhiều trong rau, trái cây).
3 nhóm thức ăn người bệnh ĐTĐ cần đặc biệt tuân thủ
Nhóm thức ăn nên dùng: Các loại bánh mì không pha phụ gia, gạo, mì sợi: số lượng vừa phải; sữa tách béo, lòng trắng trứng gà, các loại thịt nạc, thịt gà bỏ da, các loại cá ít béo, các loại rau xanh có lượng đường thấp: các loại rau cải, mồng tơi, bí bầu, mướp, dưa chuột...
Nhóm thức ăn hạn chế:Bánh mì trắng, ngọt, các loại cá béo, thịt dê, cừu, rau quả đóng hộp, các loại quả chín, cà phê, chè, các chất ngọt nhân tạo, muối khoáng có đường.
Nhóm thức ăn cần tránh hoặc ăn rất ít: Đường (trừ lượng cho phép), các loại mật, bánh ngọt, kẹo, mứt, các loại nước ngọt, nước quả có đường; sữa béo; thịt nhiều mỡ; thức ăn chế biến sẵn: xúc xích, thịt hun khói, các loại phủ tạng...; cá nhiều mỡ (cá basa); lòng đỏ trứng; bơ, mỡ đông lạnh; khoai tây rán; quả ngọt dạng sấy khô, quả ngâm đường; các loại đồ uống: rượu, bia, nước ngọt...
ThS.BS. Lê Thị Hải
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!