Trẻ nhỏ rất dễ mắc bệnh hô hấp trong mùa đông (ảnh minh họa)
Giữ ấm đường thở
Đường thở là nơi tiếp xúc thường xuyên với các yếu tố ngoại lai trong không khí như vi khuẩn, virus, khói, bụi… nên cũng là nơi dễ dàng mắc các bệnh lý nhiễm trùng. Tuy nhiên, trên niêm mạc đường thở luôn có một lớp chất nhày bảo vệ, tập trung các kháng thể, đặc biệt là IgA với tác dụng tiêu diệt vi khuẩn, virus, vi nấm, trung hòa độc tố và hóa chất độc hại.
Khi đường thở bị lạnh do không khí lạnh, do ăn uống đồ lạnh sẽ làm giảm tiết chất nhầy trên niêm mạc đường hô hấp dẫn tới khả năng phòng bệnh cơ thể bị giảm nghiêm trọng làm trẻ dễ mắc bệnh nhiễm trùng hô hấp, viêm họng, viêm phế quản, viêm phổi và viêm tai giữa…
Các chuyên gia khuyên phụ huynh nên giữ ấm đường thở cho bé bằng cách mặc ấm, giữ ấm cổ họng, đeo khẩu trang khi ra đường, đội mũi kín tai, sử dụng nước ấm. Bằng cách này, mẹ đã giúp bé giảm thiểu nguy cơ viêm đường hô hấp đáng kể.
Bổ sung đủ dinh dưỡng cho trẻ
Dinh dưỡng đầy đủ đóng vai trò quan trọng với miễn dịch chung cho toàn cơ thể trẻ. Một số vi chất thiết yếu trong cơ thể như Vitamin, khoáng chất không thể thiếu để giúp hệ miễn dịch của trẻ hoạt động một cách bình thường. Do đó, phụ huynh cần phải bổ sung đầy đủ các dưỡng chất thiết yếu cho bé trong một chế độ ăn cân đối. Với các trẻ biếng ăn, cha mẹ nhất thiết nên bổ sung từ các nguồn thực phẩm bổ sung như multi Vitamin, các công thức bổ tổng hợp và các chế phẩm thảo dược chuẩn hóa có tác dụng chống biếng ăn cho trẻ.
Sử dụng Kẽm
Các loại thực phẩm giàu Kẽm là bạn đồng hành của bé chống nhiễm trùng
Kẽm là một đồng yếu tố quan trọng với các hoạt động bình thường của hầu hết các enzyme trong cơ thể. Đây là một trong những khoáng chất quan trọng hàng đầu với hệ miễn dịch. Nhiều nghiên cứu chứng minh rằng sử dụng Kẽm đầy đủ khoảng 10mg mỗi ngày giúp rút ngắn thời gian bị bệnh do virus Cúm gây ra. Các bệnh lý nhiễm trùng cũng có cải thiện nếu được bổ sung kẽm đầy đủ. Điều đáng buồn là theo thống kê mới nhất của Viện dinh dưỡng quốc gia, tại nước ta có tới 50% trẻ bị thiếu kẽm.
Các phụ huynh cần lưu ý thực phẩm giàu kẽm như: thịt thăn lợn, hải sản, rau bina, hạt điều… Các mẹ có thể bổ sung vào thực đơn hàng ngày hoặc cho bé ăn theo các bữa phụ phù hợp.
Tiêm vắc xin
Ngoài các loại vắc xin thông thường bắt buộc phải tiêm cho trẻ, có một số loại vắc xin mà các mẹ nên bổ sung thêm cho bé để ngăn ngừa bệnh hô hấp như Vắc xin phòng Cúm, mỗi năm tiêm 1 lần, nên tiêm trước khi vào mùa lạnh khoảng 1 tháng để khi vào mùa lạnh vắc xin có tác dụng phòng bệnh. Các mẹ cũng lưu ý không tiêm vắc xin nếu trẻ đang bị Cúm hoặc nghi ngờ có nhiễm Cúm cũng như các bệnh nhiễm trùng khác.
Các mẹ cũng nên tìm hiểu tiêm cho bé vắc xin phế cầu để phòng tránh bệnh hô hấp do phế cầu gây ra, đặc biệt là viêm phổi.
Ngoài ra, có một loại vắc xin khác đang được chia sẻ khá phổ biến trên mạng xã hội gần đây về khả năng phòng chống bệnh hô hấp cho trẻ mà không cần phải tiêm có nguồn gốc Ly giải vi khuẩn hô hấp.
Dùng ly giải vi khuẩn hô hấp
Ly giải vi khuẩn hô hấp dạng ngậm được coi như một vaccin đường miệng
Hỗn hợp ly giải vi khuẩn hô hấp được sử dụng để kích thích miễn dịch hô hấp, chống lại các bệnh lý nhiễm trùng hô hấp tại châu Âu đã từ lâu. Tuy nhiên, dạng bào chế ngậm hoặc nhai chứa hỗn hợp vi khuẩn hô hấp mới được áp dụng trong khoảng 1 thập kỷ trở lại đây. Các loại ly giải vi khuẩn bị mất khả năng gây bệnh, chỉ giữ lại vách tế bào, đưa vào trong viên ngậm/nhai giúp kích thích cơ thể sinh miễn dịch chống lại các tác nhân gây bệnh trên đường hô hấp. Đặc biệt hỗn hợp ly giải vi khuẩn hô hấp dạng ngậm giúp kích thích sinh kháng thể IgA trên niêm mạc hô hấp do đó tăng gấp 4 lần khả năng phòng bệnh nhiễm trùng hô hấp, đặc biệt trong mùa lạnh.
Một nghiên cứu tại CH Séc vào mùa đông năm 2005 cho thấy khả năng giảm tới 50% nguy cơ nhiễm trùng hô hấp của hỗn hợp ly giải vi khuẩn dạng ngậm có tên Imunostim. Không chỉ giúp phòng bệnh như một loại vắc xin đường miệng, hỗn hợp ly giải này còn có thể sử dụng kết hợp ngay cả khi trẻ bị bệnh viêm nhiễm đường hô hấp để rút ngắn thời gian điều trị, giảm nhẹ triệu chứng, giảm lượng kháng sinh tiêu thụ ở trẻ em.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!