Nhưng thực tế lại chứng minh điều ngược lại, mùa hè các bệnh lý viêm đường hô hấp trên vẫn có cơ hoành hành.
Nghiên cứu thực hiện khi điều tra những bệnh lý tai mũi họng giữa hai mùa đông và mùa hè tại Việt Nam, cho thấy, bệnh lý tai mũi họng thường gặp giữa hai mùa không có sự khác biệt, thậm chí tỷ lệ biểu hiện bệnh viêm họng mùa hè còn cao hơn mùa đông.
Vì sao nắng nóng lại gây các bệnh viêm đường hô hấp trên?
Niêm mạc đường hô hấp trên (tai giữa – mũi xoang – họng – thanh quản) đều được lót bởi một lớp biểu mô đường hô hấp với đặc điểm là tế bào hình trụ, có hệ thống lông chuyển và được hệ thống chế tiết tạo thành một lớp thảm nhày bám vào bề mặt niêm mạc có tác dụng bảo vệ toàn bộ đường hô hấp trên với các tế bào đại thực bào, hệ thống miễn dịch dịch thể, bắt giữ các tác nhân xâm nhập vào cơ thể qua đường này nên bất kỳ tác nhân nào làm hệ thống bảo vệ này bị tổn thương đều gây ra bệnh lý của đường hô hấp trên.
Thêm vào đó, hệ thống đường hô hấp này đều dẫn không khí từ môi trường vào đường hô hấp thông qua hệ thống lọc ở hốc mũi, đặc biệt là cuốn dưới. Nhiệt độ của niêm mạc vùng mũi thường hằng định ở 33˚C, hệ thống niêm mạc này có thể điều tiết chênh lệch tốt nhất nhiều hơn hoặc ít hơn 03 độ. Vì thế khi lạnh quá hay nóng đều ảnh hưởng tới hệ thống lọc – sưởi của hốc mũi.
Uống nước lạnh vào mùa hè rất dễ mắc bệnh viêm họng.
Một số nguyên nhân thường gặp dẫn đến bệnh viêm đường hô hấp trên như viêm họng, viêm mũi xoang, viêm tai giữa, viêm thanh quản được thống kê là: Sử dụng đồ uống quá lạnh (nước đá) thường xuyên; sử dụng điều hòa để nhiệt độ quá thấp so với nhiệt độ bên ngoài; bơi ở những nơi không đảm bảo vệ sinh; thường xuyên bơm rửa mũi không hợp lý.
Khi có sự chênh lệch nhiệt độ giữa niêm mạc mũi họng và môi trường, như quá nóng, thì phản xạ điều tiết của niêm mạc là nở ra, gây hiện tượng mất nước nội mô của tế bào, các tế bào không còn chế tiết được lớp nhầy bảo vệ niêm mạc biểu mô đường hô hấp trên nữa khiến lớp này trở nên khô, vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào lớp biểu mô này để gây bệnh hoặc bản thân những vi khuẩn tồn tại ký sinh trên bề mặt niêm mạc đường hô hấp trên có môi trường thuận lợi để hoành hành thành bệnh.
Cần chú ý phòng bệnh viêm đường hô hấp trên khi đi bơi vào mùa hè.
Mùa hè là mùa nắng nóng nên rất nhiều người muốn đi bơi. Bơi là một môn thể thao yêu thích khi trời nắng nóng. Đắm mình trong dòng nước mát thật sự giải tỏa được cái nóng của mùa hè. Tuy nhiên đi bơi nếu không phù hợp cũng là điều kiện dễ viêm nhiễm đường hô hấp trên. Nước bơi không đảm bảo vệ sinh sẽ làm nhiễm khuẩn niêm mạc mũi họng và viêm đường hô hấp trên xuất hiện.
Diễn biến của bệnh viêm đường hô hấp trên
Khởi đầu chúng tác động vào hệ thống chế tiết của niêm mạc gây tăng tiết dịch. Sự tăng tiết dịch này làm rối loạn vận chuyển lớp dịch bề mặt gây nên lưu cữu dịch trên bề mặt, giảm diện tích tiếp xúc oxy bề mặt, niêm mạc thiếu oxy sẽ phù nề dẫn tới hiện tượng ngạt tắc mũi, chảy mũi, ho (đây là “viêm mũi”).
Nếu quá trình này không được can thiệp kịp thời sẽ dẫn tới bít tắc các lỗ thông từ các xoang đổ ra mũi gây “viêm mũi xoang”. Biểu hiện lúc này sẽ là sốt, đau nhức vùng sọ mặt tương ứng với các xoang bị viêm, nhức mắt, thị lực có thể giảm. Dịch mũi đang từ trong chuyển sang vàng xanh, thậm chí màu nâu như gỉ sắt. Dịch xuất tiết lẫn vi khuẩn rơi xuống họng miệng kèm theo việc mất đi lớp nhầy bảo vệ, niêm mạc họng trở nên nhạy cảm, dễ bị tổn thương như phù nề, sung huyết và nhiễm khuẩn, người bệnh lúc này sẽ cảm giác khô họng, rát họng, ho khan, niêm mạc họng đỏ, có thể có giả mạc trắng bẩn bám trên niêm mạc vòm trải dài từ vòm mũi họng xuống tới hạ họng – thanh quản nếu tác nhân gây bệnh là vi khuẩn, đây là giai đoạn của “viêm họng”, “viêm mũi họng”.
Nâng cao thể trạng, sức đề kháng của cơ thể với môi trường nắng nóng bằng chế độ dinh dưỡng thích hợp và chế độ sinh hoạt khoa học, duy trì tập luyện thể dục thể thao đều đặn…
Vi khuẩn đồng thời có thể sẽ đi từ mũi họng qua ống thông sang tai (vòi tai), tác động lên hệ thống niêm mạc của tai giữa, đồng thời vòi tai cũng bị hẹp lại do phù nề dẫn tới tình trạng mất cân bằng áp lực giữa tai giữa và môi trường bên ngoài, tạo áp lực âm trong tai giữa hút dịch đi ngược từ mũi họng lên tai giữa hoặc do hiện tượng xì mũi, bơm rửa mũi quá mạnh đẩy dịch kèm theo vi khuẩn vào trong tai giữa. Đây chính là cơ chế hình thành bệnh “viêm tai giữa”. Lúc đầu người bệnh bị viêm tai giữa cảm giác đầy tai, tức trong tai, ù tai, khoảng 3-4 ngày sau đó, đau nhức tai xuất hiện, dần dần cảm giác ù tai và nghe kém rõ ràng hơn. Có thể xuất hiện hiện tượng chảy dịch ra ngoài tai do màng nhĩ quá căng gây vỡ và giải phóng dịch trong tai giữa. Dịch chảy ra thường có màu vàng loãng, quánh, không thối. Lúc này người bệnh cảm giác bớt sốt, bớt đau và bớt ù ở tai bị viêm.
Dịch từ mũi xoang – họng chảy xuống hạ họng, tác động lên họng thanh quản hoặc do ho khạc quá nhiều, phần thanh quản bắt đầu nề, tăng tiết đờm trên bề mặt dây thanh gây khàn tiếng, thậm chí mất tiếng “viêm thanh quản”.
Khi bơi không được chuẩn bị về kiến thức phòng bệnh: Chuẩn bị sẵn khăn choàng khi vừa từ dưới bể lên trên, sự chênh lệch nhiệt độ giữa nước bể bơi với nhiệt độ trên bờ, gió… làm cho cơ thể có sự chệnh lệch nhiệt độ lớn, nếu cơ thể không đủ khỏe để điều tiết, người bệnh sẽ xuất hiện các biểu hiện như hắt hơi, ớn lạnh, chảy nước mũi trong, sau 24 giờ bắt đầu xuất hiện sốt, khô và đau họng… viêm mũi họng, viêm xoang, thậm chí viêm tai và thanh quản bắt đầu biểu hiện.
Viêm đường hô hấp trên sẽ diễn biến theo các tình huống:
- Tự khỏi (hiếm gặp) nếu sức đề kháng của người bệnh tốt.
- Diễn biến thành những viêm mạn tính của đường hô hấp trên (đa số).
- Biến chứng tại chỗ: Áp xe quanh amidan, biến chứng nội sọ do viêm tai giữa cấp, biến chứng toàn thân do chủng liên cầu beta tan huyết nhóm A nếu không được thầy thuốc thăm khám và xác định, biến chứng gây viêm đường hô hấp dưới như viêm khí quản, viêm phế quản và viêm phổi.
Điều trị như thế nào?
Điều trị toàn thân: Tăng cường sức đề kháng cho cơ thể; sử dụng kháng sinh đường uống thường là nhóm betalactam; sử dụng thuốc kháng viêm; các thuốc làm giảm xuất tiết dịch, giảm ho; các thuốc hạ sốt, giảm đau.
Điều trị tại chỗ: Nhỏ mũi chống sung huyết, chống viêm, làm săn niêm mạc; đối với tai, nhỏ thuốc giảm đau, hoặc làm thuốc tai nếu tai vỡ mủ (do bác sĩ tai mũi họng thực hiện), nhỏ thuốc tai trong trường hợp tai thủng; đối với họng, xúc họng bằng dung dịch kiềm nhẹ để thay đổi môi trường, cân bằng lại hệ thống vi khuẩn sẵn có.
Cách phòng bệnh
Để phòng các bệnh đường hô hấp trên trong mùa nắng nóng không nên để chênh lệch nhiệt độ quá nhiều giữa phòng và môi trường bên ngoài, theo các nghiên cứu thường sử dụng nhiệt độ trên 26 độ C.
Bảo vệ bằng những trang thiết bị phòng hộ khi làm việc với thời gian dài ở môi trường quá nóng (khẩu trang, dụng cụ chống nóng…).
Nâng cao thể trạng, sức đề kháng của cơ thể với môi trường nắng nóng bằng chế độ dinh dưỡng thích hợp và chế độ sinh hoạt khoa học, duy trì tập luyện thể dục thể thao đều đặn…
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!