6 điều bạn không thể không biết về bệnh trầm cảm

Sống khỏe mạnh - 04/20/2024

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng nếu bạn không ngủ đủ giấc hoặc bị xáo trộn giấc ngủ, bạn sẽ có nguy cơ bị trầm cảm cao hơn.

1. Những người hướng nội dễ bị trầm cảm hơn

Trầm cảm có ảnh hưởng sâu sắc tới tính cách của bạn, tuy nhiên có một số đặc điểm tính cách khiến bạn dễ bị trầm cảm hơn những người khác. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng những người sống hướng nội có nguy cơ bị trầm cảm và các triệu chứng của bệnh cao hơn so với người khác. Đặc điểm tính cách này kết hợp với các đặc điểm khác của người hướng nội như giận dữ, sợ hãi, thay đổi tâm trạng có thể ảnh hưởng tới cảm giác hạnh phúc và cuối cùng dẫn dến trầm cảm nếu cảm xúc tiêu cực kéo dài.

Cô đơn và nghiện facebook cũng có thể là triệu chứng của trầm cảm.

6 điều bạn không thể không biết về bệnh trầm cảm

Cô đơn có thể là triệu chứng của trầm cảm (Ảnh minh họa: Internet)

2. Kích thước não bộ có thể dự đoán nguy cơ trầm cảm

Những người bị trầm cảm hoặc rối loạn lo âu không trầm cảm thường có chất xám trong não ít hơn, đặc biệt là ở vùng chịu trách nhiệm nhiều chức năng như huyết áp, nhịp tim, chức năng nhận thức, khả năng ra quyết định và cảm nhận. Điều này dẫn đến các rối loạn về xử lý cảm xúc và từ đó gây ra các triệu chứng trầm cảm.

3. Thói quen ăn uống

Bạn có thói quen ăn uống vô độ? Điều này không chỉ nói lên rằng bạn có thể đang bị rối loạn ăn uống mà còn cho thấy có mối liên quan chặt chẽ giữa não và việc lựa chọn thực phẩm của bạn. Trên thực tế, những thay đổi tâm trạng và cảm nhận màu xanh (dấu hiệu của trầm cảm) có thể thực sự gây ra thói quen ăn uống vô độ.

4. Chu kỳ ngủ cũng có liên quan

Có một thực tế là giấc ngủ và sức khỏe tinh thần có liên quan chặt chẽ với nhau. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng nếu bạn không ngủ đủ giấc hoặc bị xáo trộn giấc ngủ, bạn sẽ có nguy cơ bị trầm cảm cao hơn. Ngoài ra, những người bị rối loạn trầm cảm nặng gặp rắc rối về giấc ngủ ban đêm và điều này làm trầm trọng thêm các triệu chứng.

5. Thuốc chống trầm cảm đơn thuần sẽ không có tác dụng

Để khắc phục các triệu chứng trầm cảm, thuốc chống trầm cảm không phải là cách duy nhất. Việc này đòi hỏi sự kết hợp nhiều liệu pháp khác nhau giúp chống lại trầm cảm trong thời gian dài. Liệu pháp nhận thức hành vi hoặc liệu pháp nói chuyện và tâm lý trị liệu giúp người bệnh cải thiện triệu chứng tốt hơn. Điều trị trầm cảm có hiệu quả là không bao giờ dùng một phương pháp duy nhất.

6. Trầm cảm khiến bạn dễ bị sa sút trí tuệ khi về già

Vì trầm cảm ảnh hưởng tới não bạn theo nhiều cách, nó đóng một vai trò trong suy giảm chức năng nhận thức theo tuổi. Trên thực tế, các nghiên cứu chỉ rằng trầm cảm trong giai đoạn đầu đời đóng vai trò lớn trong sa sút trí tuệ sau này. Các nhà nghiên cứu cho biết trầm cảm và sa sút trí tuệ vẫn có liên quan với nhau.

BS Tuyết Mai

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!