Một số người có khả năng ghi nhớ mọi thứ tốt hơn so với những người khác, cũng giống như một số người giỏi toán hoặc thể thao. Tương tự như vậy, những người khỏe mạnh, không phân biệt tuổi tác, có thể bị mất trí nhớ hoặc suy giảm trí nhớ.
Người khỏe mạnh đều có nguy cơ suy giảm trí nhớ (Ảnh minh họa: Internet)
Một số rối loạn trí nhớ rõ rệt hơn theo tuổi tác, nhưng nếu chúng không quá nghiêm trọng và dai dẳng, thì không được coi là chỉ báo của sa sút trí tuệ. Dưới đây là 6 rối loạn trí nhớ thông thường:
Quên nhất thời
Đây là xu hướng quên đi các sự kiện theo thời gian. Mặc dù quên nhất thời có vẻ giống như một dấu hiệu của suy giảm trí nhớ, nhưng các nhà khoa học coi nó là điều có lợi vì nó xóa đi những ký ức không được sử dụng đến, mở đường cho những điều mới mẻ hơn, hữu ích hơn.
Đãng trí
Đây là kiểu lãng quên xảy ra khi bạn không thực sự chú ý những điều bạn đã làm hay đã nghe; Ví dụ, đặt sai vị trí để kính hoặc chìa khóa xe. Vì bạn đang nghĩ đến điều khác, não của bạn không mã hóa các thông tin một cách an toàn. Đãng trí cũng liên quan đến việc quên làm điều gì đó tại một thời gian đã định, như tới một cuộc hẹn.
Trí nhớ bị chặn
Đừng quá lo lắng khi bạn thường gọi con trai út với tên con trai lớn (Ảnh minh họa: Internet)
Đây là tình trạng đang mất khả năng nhớ lại. Trí nhớ bị chặn xảy ra khi bộ nhớ được lưu trữ đúng cách trong não của bạn, nhưng một điều gì đó ngăn chặn bạn nói ra điều bạn nghĩ. Trong nhiều trường hợp, trí nhớ bị chặn giống với rối loạn trí nhớ khác, và bạn đã hành động sai. Mặc dù vậy, trí nhớ mang tính cạnh tranh này xâm nhập quá sâu đến nỗi bạn không thể nghĩ đúng điều bạn muốn – ví dụ khi bạn gọi con trai út với tên con trai lớn.
Phân tán trí nhớ
Rối loạn trí nhớ này xảy ra khi bạn nhớ lại một điều gì đó chính xác một phần, nhưng không chính xác ở một số chi tiết, như thời gian, địa điểm hoặc người có liên quan. Như một số kiểu suy giảm trí nhớ khác, phân tán trí nhớ trở nên phổ biến hơn theo tuổi, vì hai lý do. Thứ nhất, khi bạn già đi, bạn tiếp thu thông tin ít chi tiết hơn, bởi vì bạn khó tập trung và không nhanh nhạy trong xử lý thông tin. Thứ hai, khi bạn già đi, trí nhớ của bạn cũng già hóa - và thông tin cũ có xu hướng bị phân tán.
Gợi lại hồi ức
Đây là khả năng nhạy cảm của trí nhớ với sức mạnh của gợi ý - thông tin mà bạn có được xuất hiện sau sự việc. Gợi lại hồi ức có thể là thủ phạm của những hồi tưởng về sự việc từ thời thơ ấu của bạn mà thực sự không bao giờ xảy ra.
Nhớ theo xu hướng
Một sự thật vĩnh viễn về trí nhớ là nó ghi lại những gì bạn nhận thức và trải qua với độ chính xác đầy đủ, khách quan. Nhưng trên thực tế, nhận thức của bạn được lọc và bị ảnh hưởng bởi xu hướng cá nhân – trải nghiệm, niềm tin, kiến thức trước đó và thậm chí cả tâm trạng của bạn tại thời điểm đó - cả khi trí nhớ đã được mã hóa trong não và khi nó đang được khôi phục. Ví dụ, người dễ bị trầm cảm nhớ những thông tin tiêu cực tốt hơn so với thông tin tích cực.
Khi nào mới đáng lo
Nếu bệnh trở nên trầm trọng, cần được thăm khám bác sĩ để được tư vấn (Ảnh minh họa: Internet)
Nếu bạn đang lo lắng về trí nhớ của bạn (hoặc của một người thân), hoặc nếu người thân của bạn đã nhận thấy những điều đáng lo ngại, hãy gặp bác sĩ để được kiểm tra. Vì bác sĩ biết bạn và tiểu sử bệnh tật của bạn, bác sĩ có thể xác định được liệu các triệu chứng trí nhớ của bạn có liên quan đến thuốc bạn đang dùng hoặc bệnh bạn đang mắc hay không.
Đón đọc kỳ sau: Giấc ngủ sâu cải thiện trí nhớ
>> Kỳ 1:Khi quá stress, bạn có nguy cơ bị mất trí nếu...
>> Kỳ 2:Báo động: Trí não người trẻ đang dần già hóa
>> Kỳ 3:Ngày càng nhiều người trẻ bị mất trí nhớ: Vì sao?
>> Kỳ 4:7 nguyên tắc vàng phòng ngừa đãng trí cho người trẻ
>> Kỳ 5: Dấu hiệu sa sút trí tuệ ở trẻ em, người trẻ tuổi
>> Kỳ 6:Trẻ bị sa sút trí tuệ: Đối phó sao?
>> Kỳ 7:Cách chăm sóc người bệnh đãng trí phân ly
CHUYÊN ĐỀ: Cảnh báo bệnh suy giảm trí nhớ đang trẻ hóa
Khánh Hiền (Huffingtonpost)
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!