6 mẹo chữa táo bón khi mang thai

Chăm sóc mẹ - 11/28/2024

Vấn đề táo bon khiến mẹ bầu đau đầu. 6 mẹo chữa táo bón khi mang thai từ Hello Bacsi sẽ giúp mẹ bầu ổn định hệ tiêu hóa nhé!

Một trong những vấn đề khiến các mẹ bầu luôn đau đầu là chứng táo bón trong thai kỳ. Hãy tham khảo sáu mẹo sau để có thể chống và phòng chứng táo bón một cách hiệu quả nhất.

1. Tập trung ăn nhiều chất xơ

Một chế độ ăn uống giàu chất xơ sẽ giúp bạn chống lại tình trạng táo bón. Chất xơ sẽ giúp cơ thể bạn hấp thu nhiều nước hơn, từ đó hỗ trợ làm mềm phân và tăng tốc độ di chuyển của các chất thải này trong quá trình cơ thể.

Bạn nên lựa chọn các loại thức ăn có hàm lượng chất xơ cao như ngũ cốc nguyên hạt bao gồm yến mạch và ngũ cốc yến mạch nguyên cám, bánh mì làm từ ngũ cốc nguyên hạt, bánh quy giòn, bánh xốp nướng, rau củ và trái cây sấy khô. Ngoài ra bạn hãy đặt ra mục tiêu tiêu thụ từ 25-30 g chất xơ mỗi ngày. Tuy vậy, bạn không cần phải đong đếm chính xác từng li từng tí một. Bạn sẽ biết được mình đã nạp đủ lượng chất xơ và chất lỏng khi thấy phân thải ra lớn và mềm. Nhưng bạn cũng cần biết rằng nếu bạn nạp quá nhiều chất xơ trong chế độ ăn, điều này có thể dẫn đến hiện tượng tiêu chảy.

2. Uống nhiều

Chất lỏng giúp các chất di chuyển dễ dàng hơn qua hệ thống tiêu hoá trong cơ thể. Vì vậy hãy uống thật nhiều nước với ít nhất là 120-180 ml một ngày. Hãy luôn nhớ rằng việc tiêu thụ nhiều chất xơ sẽ gia tăng nhu cầu về nước; nếu bạn không uống đủ nước để chất xơ tiêu hoá thì chính chất xơ sẽ biến thành nguyên nhân gây táo bón. Hãy mang theo bên mình một chai nước bất kể nơi nào bạn đi, như vậy bạn sẽ có thể uống nước cả ngày.

3. Biến vi khuẩn có lợi trong thức ăn thành đồng minh cho chính mình

Thật sự thì vi khuẩn cũng có thể là một thành phần tốt cho hệ tiêu hóa của bạn. Vi khuẩn acidophilus có trong sữa chua sẽ kích thích các vi khuẩn trong đường ruột phân giải thức ăn tốt hơn, hỗ trợ bộ máy tiêu hoá trong nỗ lực duy trì tiến trình hoạt động của các bộ phận trong cơ thể.

4. Thay đổi loại thuốc đang dùng

Nếu bạn đang dùng viên sắt để bổ sung chất dinh dưỡng, loại thuốc bổ này có thể là một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng táo bón của bạn. Hãy nói chuyện với bác sĩ và xin chuyển sang dùng một loại thuốc khác. Nếu hành động trên vẫn không giải quyết được tình trạng táo bón của bạn, hãy ngưng uống viên sắt một thời gian ngắn. Bác sĩ có thể sẽ tư vấn cho bạn dùng một loại vitamin trước khi sinh với hàm lượng sắt ít hơn.

5. Tránh ăn các thực phẩm dễ gây táo bón

Bạn cần chủ động tránh ăn các loại thực phẩm gây táo bón, bao gồm thức ăn nướng đã qua tinh chế và ngũ cốc (như bánh mì trắng, bỏng ngô), cơm trắng và chuối.

6. Cẩn thận trước khi áp dụng bất cứ phương pháp điều trị nào

Bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ liệu uống bổ sung magiê có phải là một biện pháp hỗ trợ giúp tình trạng của bạn suôn sẻ hơn không. Tuy vậy bạn không cần sự cho phép của bác sĩ khi bổ sung thêm magiê vào chế độ ăn uống dưới dạng các loại thực phẩm chống táo bón như quả hạnh, mơ khô, mận khô, mầm lúa mì, đậu và các loại rau xanh. Ngoài ra bạn cần chú ý đừng lạm dụng các loại thuốc nhuận tràng, thảo dược hay các phương thuốc tại gia nếu không có sự tư vấn của bác sĩ chuyên khoa.

Nếu bạn vẫn còn bất cứ thắc mắc nào liên quan tới tình trạng táo bón trong thai kỳ, hãy đi khám bác sĩ để được tư vấn và giúp đỡ kịp thời.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!