Bạn thường tự ti vì cơ thể dễ đổ mồ hôi và gây mùi khó chịu. Nhưng bạn có biết, đôi khi mùi cơ thể hình thành từ những lí do rất đơn giản mà bạn hoàn toàn có thể xử lí. Dưới đây là những lí do sẽ khiến bạn bất ngờ!
Stress
Mồ hồ có nhiều loại khác nhau phụ thuộc vào các chất hóa học điều khiển sự bài tiết mồ hôi. Khi căng thẳng hoặc áp lực, cơ thể sẽ sản sinh ra chất hóa học apocrine gây đổ mồ hôi. Mồ hôi do stress tiết ra ít hơn khi tập luyện nhưng lại có mùi khó chịu hơn. Vì mồ hôi lúc tập luyện thể thao chỉ thường bao gồm nước và chất điện giải nên không tạo ra mùi khó chịu.
Di truyền
Hầu hết chúng ta đều khó chịu vì mùi mồ hôi chân, đặc biệt khi bạn mang vớ lâu ngày, ẩm ướt hoặc lười giặt. Tuy nhiên, một số trường hợp bẩm sinh có tuyến mồ hôi chân phát triển mạnh, do đó họ dễ đổ mồ hôi chân hơn. Khoảng 10–15% dân số mang gen di truyền không mấy dễ chịu này. Khi chân đổ mồ hôi, môi trường ẩm ướt sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển và tạo mùi khó chịu.
Không thường xuyên thay áo lót
Thật ra, áo lót là nơi dễ phát sinh vi khuẩn vì vừa chật chội lại dễ ra mồ hôi và với các loại vải ren càng dễ hình thành môi trường ẩm ướt khó chịu. Vì vậy, hãy thay áo và giặt sạch hàng ngày để chính mình không phải khó chịu mỗi khi thời tiết nóng bức nhé!
Tiêu thụ thức ăn nặng mùi
Bạn thường nghe “ăn gì bổ nấy”, nhưng có một sự thật cũng quan trọng không kém là bạn ăn các thực phẩm có mùi thì tuyến mồ hôi của bạn cũng sẽ bị ảnh hưởng. Do đó, nếu bạn thích ăn hành tỏi, chắc chắn mùi của cơ thể cũng sẽ “thể hiện” cho người khác thấy sở thích này của bạn.
Và không chỉ hành tỏi mà bông cải xanh cũng là một trong những tội phạm gây nên mùi cơ thể. Bông cải xanh và các loại rau cùng họ có thể khiến bạn nặng mùi sau khi ăn.
Uống bia rượu quá nhiều
Khi uống nhiều bia rượu, không chỉ máu và khắp cơ thể bạn ngấm hơi men mà mùi bia rượu còn có thể bài tiết qua lỗ chân lông. Tất nhiên, ngày hôm sau, dư lượng cồn vẫn còn đủ để bạn bốc mùi khó chịu và tố cáo rằng bạn đã có một đêm quá chén.
Bệnh tiểu đường
Khi bạn mắc bệnh tiểu đường tuýp 1, insulin không được tổng hợp đủ và khiến cơ thể thiếu năng lượng. Các chất béo sẽ được sử dụng thay thế đường, dẫn đến sự tích tụ xeton trong người. Điều này dẫn đến sự thay đổi về mùi thân thể và chỉ cải thiện một khi bạn điều trị tận gốc vấn đề.
Mồ hôi ra là chuyện bình thường nhưng kèm theo mùi hôi gây khó chịu là một chuyện lớn cần bàn. Những lưu ý trên sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc về mùi cơ thể và biết cách chăm sóc bản thân tránh xa những khó chịu không muốn nhé!
Bạn có thể quan tâm đến:
- Liệu lăn khử mùi có thể trị lông mọc ngược?
- Điểm danh những nguyên nhân gây mùi vùng kín?
- “Xì hơi” nhiều có phải là dấu hiệu của bệnh?
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!