8 cách để kiểm soát bệnh cao huyết áp không cần dùng thuốc (Phần 2)

Sơ cứu & Phòng ngừa - 04/25/2024

Để giảm tình trang cao huyết áp thường xuyên, bạn cần tập cho bản thân những thói quen ăn uống và lối sống lành mạnh.

Để giảm tình trạng cao huyết áp thường xuyên, bạn cần tập cho bản thân những thói quen ăn uống và lối sống lành mạnh. Thực hiện ngay những thay đổi sau đây để đẩy lùi nguy cơ cao huyết áp.

Phần 1, Hello Bacsi đã liệt kê ra 4 sự thay đổi mà bạn cần thực hiện để khắc phục tình trạng cao huyết áp cũng như giảm nguy cơ mắc bệnh tim. Phần 2, Hello Bacsi sẽ tiếp tục cập nhật 4 cách còn lại để kiểm soát bệnh cao huyết áp mà không cần dùng thuốc.

Hạn chế uống rượu

Rượu có thể tác động cả tốt lẫn xấu đến sức khỏe của bạn. Nếu sử dụng với một lượng nhỏ, rượu có thể làm giảm huyết áp của bạn từ 2 đến 4 mm Hg.

Tuy nhiên, hiệu quả này sẽ mất đi nếu bạn uống quá nhiều rượu. Uống nhiều rượu có thể làm tăng huyết áp và làm giảm hiệu quả của thuốc huyết áp.

Bỏ thuốc lá

Huyết áp sẽ tăng trong một thời gian mỗi khi bạn hút xong một điếu thuốc. Bỏ thuốc lá có thể giúp huyết áp của bạn trở lại bình thường. Hơn nữa, bỏ thuốc lá giúp bạn kéo dài tuổi thọ, bất kể bạn đang ở độ tuổi nào.

Hạn chế uống cà phê

Hiện nay các nhà khoa học vẫn đang tranh cãi về tác động của caffeine lên bệnh cao huyết áp. Caffeine có thể làm tăng huyết áp đến 10 mm Hg ở những người ít khi uống cà phê, nhưng lại có ít hoặc không có tác dụng mạnh lên huyết áp của những người uống cà phê thường xuyên.

Để biết caffeine có khiến bạn bị cao huyết áp hay không, bạn hãy kiểm tra huyết áp trong vòng 30 phút sau khi uống cà phê. Nếu huyết áp tăng từ 5–10 mm Hg thì có thể bạn đã bị tăng huyết áp do tác động của caffeine trong cà phê. Bạn nên nói chuyện với bác sĩ về vấn đề này.

Giảm bớt căng thẳng

Căng thẳng lâu ngày có thể khiến bạn tăng huyết áp. Tình trạng sẽ nghiêm trọng hơn nếu bạn ăn uống không lành mạnh, uống rượu hoặc hút thuốc lá. Khi đó, bạn nên dành thời gian suy nghĩ về những gì khiến bạn cảm thấy bị căng thẳng, chẳng hạn như công việc, gia đình, tài chính hoặc bệnh tật. Một khi bạn biết những gì gây ra căng thẳng, hãy xem xét làm thế nào bạn có thể loại bỏ hoặc giảm căng thẳng.

Nếu không thể loại bỏ tất cả các nguyên nhân dẫn đến căng thẳng, ít nhất bạn có thể đối phó với chúng một cách lành mạnh hơn như:

  • Thay đổi kỳ vọng của bạn. Hãy dành thời gian để hoàn thành công việc, học cách nói không và sống trong những giới hạn có thể quản lý được. Bạn nên học cách chấp nhận những điều không thể thay đổi;
  • Nghĩ đến chuyện bạn có thể kiểm soát và lập kế hoạch để giải quyết. Bạn có thể nói chuyện với sếp về những khó khăn trong công việc hoặc tâm sự với các thành viên trong gia đình để chia sẻ hoặc tìm cách cùng giải quyết;
  • Biết nguyên nhân gây căng thẳng. Bạn nên tránh bất cứ điều gì có thể khiến bạn căng thẳng, ví dụ như dành ít thời gian hơn cho những người làm phiền bạn hoặc tránh lái xe vào giờ cao điểm;
  • Dành thời gian để thư giãn và thực hiện các hoạt động mà bạn thích. Bạn nên dành 15–20 phút một ngày để ngồi im lặng và thở sâu. Hãy cố gắng tận hưởng những gì bạn làm.

Nói tóm lại, để kiểm soát và ngăn ngừa bệnh cao huyết áp, bạn nên thực hiện cho mình một lối sống lành mạnh, nói không với những suy nghĩ tiêu cực và những thực phẩm có hại cho sức khỏe.

Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:

  • Các bài thuốc tự nhiên giúp điều trị huyết áp thấp tại nhà
  • Làm sao khi con chửi thề và nói tục?
  • Các loại thuốc bệnh nhân cao huyết áp cần tránh

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!