Có rất nhiều nguyên nhân khiến tóc hư tổn, trong đó bao gồm cả lối sống không lành mạnh, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của tóc.
Rất nhiều nghiên cứu y khoa đã chứng minh ngoài những yếu tố di truyền học và các nguyên nhân sinh học như biến đổi hormone, thủ phạm lớn nhất gây tổn thương tóc là lối sống không lành mạnh như thức khuya (ngủ không đủ giấc), ăn uống thiếu chất, làm tóc quá nhiều, buộc tóc chặt, hút thuốc lá.
Dưới đây là 8 trong số những thói quen khiến tóc hư tổn mà bạn không ngờ đến.
Hút thuốc lá: Nguyên nhân hàng đầu khiến tóc hư tổn
Tóc dần mất đi độ bóng và độ chắc khỏe khi chúng ta già đi. Đó là một phần của chu trình sinh học tự nhiên của con người. Tuy nhiên, hút thuốc lá có thể đẩy nhanh quá trình lão hóa, do đó dẫn đến tình trạng rụng tóc nghiêm trọng ở cả nam giới và phụ nữ.
Theo các nhà khoa học, hút thuốc có thể gây tổn thương đến nhú gai ở cuống tóc. Việc hút thuốc tác động đến DNA của nang lông và dẫn đến rụng tóc. Do đó, một trong những cách hiệu quả để tránh rụng tóc là từ bỏ thỏi quen hút thuốc lá cũng như không đến gần khói thuốc.
Căng thẳng quá mức
Tóc nằm bên ngoài cơ thể nên khá nhạy cảm với bất kỳ thay đổi nào xảy ra bên trong. Bất kỳ sự xáo trộn sinh học bên trong cũng có thể trở thành mối đe dọa đến tóc, làm tóc yếu và rụng. Căng thẳng quá nhiều có thể ảnh hưởng đến hệ miễn dịch và là một trong những nguyên nhân nghiêm trọng khiến tóc hư tổn ở phần quanh đỉnh đầu.
Căng thẳng thường gây ra tình trạng rụng tóc kiểu TE. Nguyên nhân là do sự căng thẳng buộc các nang lông nhanh chóng đi vào giai đoạn “nghỉ ngơi”. Đối với một số người, chỉ cần đánh răng hay giặt đồ cũng có thể tác động làm tóc hư tổn.
Rất nhiều điều có thể khiến bạn căng thẳng và từ đó dẫn đến rụng tóc: từ lo lắng quá nhiều đến việc không nghỉ ngơi và liên tục làm việc bận rộn. Guồng quay công việc trong cuộc sống hiện đại đang làm cho chúng ta khó thoát khỏi cảm giác căng thẳng. Do đó, bạn nên học cách giảm căng thẳng, suy nghĩ thoải mái hơn, dành thời gian nghỉ ngơi để bảo vệ sức khỏe cũng như mái tóc của mình.
Không hấp thu đủ vitamin
Nếu bạn thực sự thiếu vitamin, có thể mái tóc sẽ bị ảnh hưởng rõ rệt. Kẽm và sắt là một số vitamin thông thường có sức ảnh hưởng lớn đến sức khỏe mái tóc của bạn. Do đó, bạn nên tìm cách để hấp thu đủ chất dinh dưỡng này và giúp mật độ tóc của bạn trở lại bình thường.
Tuy nhiên, hiện nay trên thị trường tràn ngập những tuyên bố hay quảng cáo về hiệu quả của các thực phẩm bổ sung đối với việc giúp tóc dày và khỏe lại. Bạn không nên quá nôn nóng tin vào những lời quảng cáo này, hãy cân nhắc hoặc hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
Ăn uống không lành mạnh
Một mái tóc mỏng và yếu có thể khiến một số người cảm thấy tự tin hay thậm chí là trầm cảm. Việc thiếu hụt chất dinh dưỡng, đặc biệt là ferritin, có thể ảnh hưởng xấu đến tóc. Tuy nhiên, bạn có thể đảo ngược tình trạng này, tự tin về bản thân mình hơn bằng cách nâng cao sức khỏe thông qua việc thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh.
Nhưng thế nào là một chế độ ăn uống lành mạnh? Chắc chắn không phải là bữa ăn chỉ chú trọng rau quả đâu. Bạn nên kết hợp ăn rau quả với các sản phẩm từ động vật, có nhiều chất dinh dưỡng để khôi phục mái tóc của mình.
Ngoài ra, bạn nên tìm những loại thực phẩm giàu ferritin bổ sung cho bữa ăn của mình. Bạn biết không, ferritin đặc biệt có nhiều trong thịt đỏ và là một dạng sắt dự trữ cần thiết cho cơ thể con người để sản xuất protein tế bào lông.
Cho dù đang ăn chay hay ăn thịt, bạn cũng nên đảm bảo có chế độ ăn uống lành mạnh để bảo vệ sức khỏe cho mái tóc của mình.
Ngủ quá ít
Ngủ ngon và đủ giấc là một trong những cách hữu hiệu để giữ cho sức khỏe của chúng ta ở mức tối ưu. Nhiều bác sĩ khuyên bạn nên ngủ từ 7 đến 8 giờ mỗi ngày. Những thói quen ngủ ít có ảnh hưởng tiêu cực đến cơ thể và do đó làm cho tóc tồi tệ hơn. Nhưng bằng cách nào chứ? Đơn giản là tình trạng thiếu ngủ sẽ làm suy yếu khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng của cơ thể. Một khi cơ thể yếu, tóc sẽ rất dễ bị hư tổn và rụng. Vì vậy, hãy đảm bảo cơ thể bạn được nghỉ ngơi đủ giờ để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của tóc hư tổn.
Làm tóc quá nhiều
Bạn đã từng bị rụng tóc sau khi làm tóc không? Nếu có, chắc chắc nguyên nhân rụng tóc là các phương pháp rụng tóc như uốn, duỗi, gội, nhuộm: từ màu nhuộm đến độ nóng khi làm tóc cũng có thể khiến tóc yếu và rụng đi.
Ngoài ra, việc tạo kiểu tóc tại nhà như cột tóc đuôi ngựa quá chặt hoặc thường xuyên bím tóc cũng có dẫn đến tổn thương tóc nghiêm trọng và rụng tóc. Nếu thấy mình bị rụng nhiều tóc, đặc biệt là dọc theo đường rẽ ngôi, bạn nên xem xét giảm bớt các hình thức làm tóc và đừng buộc tóc chặt.
Tự nhổ tóc
Việc rụng tóc quá mức có thể do một tình trạng suy nhược có tên là trichotillomania. Theo số liệu thống kê, có tới 4 trên 100 người có thể bị mắc bệnh trichotillomania. Những người mắc bệnh này thường có thói quen tự nhổ tóc của mình. Nếu được chẩn đoán mắc bệnh này, bạn nên tìm đến bác sĩ để được điều trị thích hợp.
Trong một số trường hợp, việc điều trị tâm lý hoặc tư vấn tâm lý có thể giải quyết vấn đề này. Ngoài ra, cấy tóc cũng là một cách khôi phục lại mái tóc dày và đẹp của bạn ngày trước.
Không điều trị gàu
Nhiều nghiên cứu cho thấy việc không điều trị gàu có thể làm tóc hư tổn và dẫn đến rụng tóc. Một số loại dầu gội trị gàu có thể giúp giải quyết vấn đề này. Nếu không bị gàu, bạn nên chọn một loại dầu gội với các chất tạo màng nhẹ. Một mẹo hữu ích là bạn nên đọc nhãn và tìm các thành phần bao gồm acrylate và copolymer khi lựa chọn dầu gội. Những loại dầu gội này sẽ làm cho tóc của bạn trông dày hơn.
Thói quen xấu không những gây hại cho sức khỏe tổng thể mà còn có thể gây tổn thương và rụng tóc. Do đó, bạn hãy nhanh chóng lập kế hoạch thay đổi các thói quen này, xây dựng lối sống lành mạnh, chăm lo cho sức khỏe của bản thân để giữ cho mình một mái tóc luôn khỏe mạnh.
Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:
- Bật mí những nguyên nhân gây rụng tóc ở nữ giới
- 8 điều gây tổn hại đến mái tóc của bạn
- 6 giải pháp chống rụng tóc an toàn và hiệu quả
- 12 bí quyết để có mái tóc dài suôn mượt (P2)
- 12 bí quyết để có mái tóc dài suôn mượt (P1)
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!