9 điều cân nhắc khi yêu người có con

Giới tính - 11/24/2024

Khi hẹn hò với người đã có con, bạn cần quan tâm nhiều hơn đến đứa trẻ nếu muốn tình cảm ngày càng thắm thiết.

Nếu thấy bản thân có tình cảm với một người bố hoặc mẹ đơn thân, bạn cần cân nhắc nhiều vấn đề hơn là tình cảm để tránh bị ‘cú sốc tâm lý’:

1. Bạn không còn là ưu tiên số một

Đây là điều không cần nói khi bạn hẹn hò với một người đã có con. Đứa trẻ không phải là điều duy nhất tước quyền ưu tiên của bạn, mà còn có các hóa đơn cần thanh toán, nguồn tài chính chi trả cho việc học của con và nhiều trách nhiệm khác. Để đảm bảo được cuộc sống, người mẹ (hoặc bố) đơn thân ấy đã phải phấn đấu rất nhiều cho sự nghiệp của mình. Bên cạnh đó họ còn tất bật với những buổi họp giữa cha mẹ và nhà trường, các buổi gặp mặt với phụ huynh khác. Tuy nhiên, bạn không nhất thiết phải hòa nhập vào khung cảnh sống bận rộn của họ.

Có 2 vấn đề bạn cần làm ở đây là: Hỗ trợ để người ấy có đủ thời gian chăm sóc cho đứa trẻ và nghỉ ngơi; Đừng sốc khi họ hủy hẹn chỉ vì con bị cảm lạnh, phát ban hay cần dạy cho chúng bài.

2. Sở thích của họ thay đổi

Những người độc thân thường hẹn hò ở nhà hàng sang trọng hoặc tặng nhau những món quà đắt tiền. Nhưng đối với người đã là cha mẹ thì có xu hướng thực tế hơn. Họ ấn tượng với những việc nhỏ bé như mát-xa chân hay những món ăn khi bị suy nhược hơn là những sở thích lãng mạn trước đây.

9 điều cân nhắc khi yêu người có con

Ảnh minh họa

3. Vài người rất khó ổn định lại cuộc sống

Hãy nghĩ như thế này, họ từng trải qua những tổn thương tình cảm khi mất đi một người quan trọng vì ly hôn, ly thân hoặc tử vong. Lúc này, việc có một đứa con để quan tâm chăm sóc đã là tất cả đối với họ. Họ khó mở lòng để đón nhận mối quan hệ mới vì tâm lý lo sợ đau khổ lần nữa. Có lẽ sẽ mất một giai đoạn ‘thử nghiệm’ trước khi họ xem bạn là người quan trọng và cần một khoảng thời gian dài để đạt đến sự tôn thờ trong tình yêu.

Trong trường hợp này, vì lợi ích của người ấy và đứa trẻ, bạn cần trở nên tích cực chia sẻ và chu đáo. Như thế, 100% mối quan hệ của bạn sẽ đi đến thành công trước khi cần đến những lời cam kết từ cả 2 phía.

4. Họ đề cao sự phòng thủ

Không gì có thể đem đến cảm giác an toàn bằng sự hiện diện của con cái. Nếu đang có ý định ‘xâm nhập’ vào cuộc sống của người đã có con, bạn hãy xem lại chính mình, đồng thời hiểu rằng người kia thường không muốn chia sẻ đứa trẻ với ai. Khi người bố hoặc mẹ nhìn thấy những dấu hiệu không tốt của bạn với đứa trẻ, hoặc nhận ra bạn không thực sự muốn làm mẹ kế hay dượng, thì mối quan hệ ấy chẳng thể tiến xa hơn những đụng chạm cơ thể.

Cần lưu ý rằng khi hẹn hò với người đã có con, bạn cũng cần quan tâm nhiều hơn đến đứa trẻ nếu muốn tình cảm ngày càng thắm thiết hơn.

5. Cảnh giác với vợ (chồng) cũ của họ

Hãy cẩn thận khi chồng hoặc vợ của người ấy nghĩ bạn là mối đe dọa cho đứa con của họ. Có thể một ngày nào đó, người cũ sẽ làm lớn chuyện vì sự hiện diện của bạn trong cuộc sống của đứa trẻ. Bạn cần chuẩn bị tinh thần cho những hành vi khó ưa khi họ muốn gièm pha để ngăn cản bạn gần gũi đứa trẻ.

Đôi khi cần rất nhiều thời gian để đứa trẻ hình thành suy nghĩ tốt về bạn một cách tự do mà không chịu ảnh hưởng của người cha hoặc người mẹ. Hãy kiên nhẫn để thực hiện điều này. Hãy để tính cách và lòng chân thành của bạn cảm hóa đứa trẻ, khi đó, tư tưởng nó sẽ thoát khỏi những rào cản trước đây và dễ chấp nhận bạn hơn.

6. Thiết lập quan hệ tốt với người thân hoặc bạn thân của người ấy

Gia đình và bạn bè đã chứng kiến sự đổ vỡ của người ấy trước đây. Vì thế, họ sẽ cố gắng ngăn chặn để người đó tránh rơi vào những mối quan hệ có thể đưa đến kết cục đau khổ lần nữa, đặc biệt là khi người cũ có ý định quay lại.

Trong trường hợp này, bạn cần trở nên chu đáo và thể hiện sự quan tâm thực sự. Điều quan trọng nhất là thuyết phục người thân của đối phương hiểu rằng bạn là một người tốt.

7. Thể hiện sự quan tâm đối với đứa trẻ

Đối với những ông bố, bà mẹ đơn thân, đặc biệt là những người đã tự cân bằng được cuộc sống thì đứa con là một phần vô cùng quan trọng trong cuộc đời họ. Chúng trở thành động lực cho họ làm việc tích cực hơn.

Thật tốt khi bạn cũng dành sự quan tâm của mình đến đứa trẻ. Nếu bé đang trong giai đoạn hình thành nhân cách, bạn có thể cùng chúng tìm hiểu về những chương trình truyền hình hoặc các môn thể thao yêu thích. Tuy nhiên, đừng tỏ ra nhiệt tình thái quá sẽ khiến chúng hoài nghi và sợ sệt.

8. Đừng quá háo hức khi gặp con riêng của người ấy

Thông thường người đó sẽ không để con tiếp xúc quá nhiều với người khác. Họ sợ mất đi tình cảm của đứa trẻ đối với mình. Do đó bạn không nên thể hiện mong muốn tha thiết gặp đứa trẻ cho đến khi đối phương đánh giá bạn sẽ là người gắn bó với họ suốt phần đời còn lại. Điều này không chỉ bảo vệ đứa trẻ mà còn giúp cha (mẹ) chúng có thời gian chuẩn bị tâm lý để bắt đầu một mối quan hệ mới.

9. Kiên nhẫn ngay cả khi đứa trẻ không thích bạn

Bạn sẽ phải cố gắng rất nhiều để có được sự chấp nhận từ đứa trẻ. Vấn đề không chỉ đơn giản như việc mua bánh kẹo hay những món đồ chơi mỗi khi đến thăm mà mà bạn cần phải trò chuyện và thiết lập quan hệ với chúng.

Trên thực tế, trong lần gặp đầu tiên trẻ dễ có tâm lý khó chấp nhận, hãy nghĩ rằng đó là chuyện rất bình thường. Nhưng sau một thời gian gần gũi, trẻ sẽ dần hiểu bạn nhận ra rằng cha (mẹ) vẫn luôn yêu thương và mong muốn chúng có thể sống hòa hợp với người mới. Đây có thể là bước đầu tiên giúp bạn bắt đầu mối quan hệ tốt đẹp với bé.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!