Tiến sĩ Aseem Malhotra cho biết, sự thiếu hụt protein đã làm suy giảm sức khỏe của mẹ ông. Bà gặp phải các vấn đề cột sống nghiêm trọng, bị viêm khớp, khó di chuyển. Bà rốt cuộc đã mất vì nhiễm trùng huyết - biến chứng của một bệnh nhiễm trùng gây nên.
Mẹ Tiến sĩ Malhotra, cụ bà Anisha, từng làm bác sĩ đa khoa ở Manchester. Cụ qua đời hồi tháng 12 năm ngoái ở tuổi 68.
Bác sĩ Aseem Malhotra nói rằng chế độ ăn nhiều thực phẩm chay chế biến đã góp phần làm cho mẹ anh yếu đi vì bà bị thiếu protein và vitamin, khiến khối lượng cơ bắp thấp hơn và nguy cơ nhiễm trùng cao hơn (trong khi ăn chay).
Theo Tiến sĩ Malhota, mặc dù mẹ ông bị thừa cân và không được khỏe mạnh trong suốt thời gian ăn uống thực phẩm 'siêu chế biến' (6 loại thực phẩm 'siêu chế biến' cần loại bỏ ngay), ông vẫn tin rằng, thiếu thịt là nguyên nhân khiến bà thiếu hụt vitamin, protein, từ đó, dẫn tới sức khỏe cột sống suy giảm.
'Ngay cả khi bạn từ bỏ chế độ ăn uống 'toàn rác thực phẩm' và chuyển sang ăn chay thì cũng có vấn đề là bạn không hấp thụ đủ protein và đứng trước nguy cơ thiếu hụt dưỡng chất', tiến sĩ Malhotra chia sẻ. 'Trường hợp mẹ tôi, thực tế bà đã không hấp thụ đủ protein và đó là nguyên nhân khiến khối cơ bị suy thoái. Bà trở nên mong manh và rất dễ bị bệnh nhiễm trùng. Đó là một khía cạnh quan trọng trong những đau đớn bệnh tật cuối đời bà'.
Theo Tiến sĩ Malhotra, mẹ ông bị huyết áp cao khi ở độ tuổi 40 và từng bị xuất huyết não vào năm 2003. Bà cũng bị viêm khớp - hậu quả của tình trạng thừa cân và cột sống của bà ngày càng yếu đi theo thời gian. Việc trật đĩa khớp liên tục xảy ra.
Khi mất, bà còn bị viêm mô do viêm đĩa giãn khớp ở giữa các đĩa liên sống trong cột sống mà thủ phạm là một căn bệnh nhiễm trùng.
Khả năng di chuyển của bà còn bị hủy hoại hơn nữa do tình trạng thiếu cơ – suy giảm trong khối cơ. Tiến sĩ Malhotra tin rằng, đây là hệ quả của việc thiếu hụt protein trong chế độ ăn chay của bà.
Bác sĩ Malhotra, chụp ảnh cùng mẹ, nói: 'Lớn lên, tôi đã chứng kiến bà thường xuyên tiêu thụ carbohydrate tinh bột và đồ ăn nhẹ 'siêu chế biến' như bánh quy, khoai tây chiên và sô cô la' (ảnh khoảng 20 năm trước)
'Trong phần lớn quãng đời trưởng thành của mẹ tôi, bà thường xuyên ăn chay mà vẫn bị thừa cân rõ rệt. Lớn lên, tôi thấy bà liên tục hấp thụ carbohydrate giàu tinh bột và những đồ ăn vặt siêu tinh luyện như bánh quy, khoai tây chiên, socola. Căn bếp của chúng tôi luôn tràn ngập những sản phẩm này'.
Hiểu rằng ăn chay không phải là thủ phạm trực tiếp cướp đi mạng sống của mẹ mình, Tiến sĩ Malhotra cho rằng, lựa chọn ăn chay không phải luôn tương đồng với sức khỏe. Và nhiều người không ăn thịt đã làm tổn hại cơ thể họ theo những cách khác.
Những người ăn chay vẫn có thể béo và có thể bị thiếu hụt protein, vitamin B12, sắt - những dưỡng chất có nguồn gốc từ thịt - vốn có tác dụng giúp cơ, xương, hệ miễn dịch khỏe mạnh.
Tiến sĩ Malhotra cũng đưa ra ví dụ về Ấn Độ, quốc gia có nhiều người ăn chay và thuần chay hơn phần còn lại của thế giới cộng lại. Nơi đây được mệnh danh là 'thủ phủ tiểu đường của thế giới'.
Bác sĩ Malhotra tin rằng mẹ của anh (hình cùng nhau khi cô ấy ở bệnh viện) đã ăn chay vì lý do tôn giáo. Bà bị bệnh nặng hơn vì không ăn thịt vì thiếu chất dinh dưỡng.
Theo Tiến sĩ Malhotra, nguyên do là tình trạng gia tăng tiêu thụ lúa mì qua tinh luyện giàu chất béo, đường và các sản phẩm dầu thực vật. Phần lớn người ăn chay không ăn uống lành mạnh. Hiệp hội Tiểu đường Ấn Độ chỉ ra rằng, 84% người ăn chay bị thiếu hụt protein so với 65% người ăn thịt.
'Thật đáng buồn, niềm tin tôn giáo mãnh liệt của mẹ tôi với việc tránh tiêu thụ sản phẩm động vật, kết hợp với chế độ ăn giàu tinh bột, giàu đường, ruốt cuộc đã làm cho sức khỏe của bà suy giảm nghiêm trọng.
Tôi rất hi vọng, sự ra đi quá sớm và đầy đau đớn của bà không hề vô ích. Chúng ta có thể học được rằng, phần nhiều những bệnh tật mà mẹ tôi phải chịu vốn đều có thể phòng ngừa được'.
Năm ngoái, Tiến sĩ Malhotra đã chỉ trích Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khi đưa ra khuyến nghị mọi người nên giảm bơ và mỡ lợn để thay thế bằng các loại dầu ăn 'tốt cho sức khỏe hơn' (Loại dầu ăn tốt cho sức khỏe bạn nên chọn) vào dịp Năm mới. Khuyến nghị này nằm trong danh sách bí quyết để kéo dài tuổi thọ WHO đưa ra.
Mẹ Tiến sĩ Malhotra đã ăn những gì mỗi ngày?
Bữa sáng:
3 cốc trà, mỗi cốc 1 thìa đường
5-6 chiếc bánh quy
Bánh mì nướng
Ngũ cốc nguyên cám Weetabix
Bữa trưa:
1 quả trứng
Một bát đậu lăng
Bữa tối:
Đậu lăng
Món rau kèm khoai tây kiểu Ấn
2-3 bánh bột mì chapati
Bác sĩ Malhotra nói rằng ăn chay không có nghĩa là khỏe mạnh và Ấn Độ, nơi có nhiều người ăn chay hơn bất cứ nơi nào trên thế giới, lại có tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường loại 2 cao.
Ăn chay có khiến bạn tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch không?
Chế độ ăn chay đang được ca ngợi rộng rãi là lựa chọn lành mạnh hơn, tốt cho sức khỏe hơn so với ăn thịt.
Nhưng ăn chay không phải lúc nào cũng lành mạnh và một số người có thể tăng nguy cơ mắc bệnh tim – theo thông tin công bố vào tháng 7/2017 của các nhà khoa học.
Chuyên gia cảnh báo rằng, loại bỏ thịt có thể dẫn tới tăng nguy cơ bệnh tim - nếu người ăn chay ăn nhiều ngũ cốc tinh luyện, khoai tây, đồ ngọt và nước uống có đường.
Các nhà nghiên cứu Đại học Harvard đã thiết kế các chế độ ăn riêng biệt - tập trung vào thực vật, giảm hấp thụ thực phẩm động vật – và chế độ ăn chay nhấn mạnh tới việc hấp thụ thực phẩm thực vật tốt cho sức khỏe như ngũ cốc toàn phần, trái cây và rau.
Họ cũng nghiên cứu chế độ ăn thứ ba dựa trên chế độ ăn thiếu lành mạnh của những thực phẩm thực vật ít có lợi cho sức khỏe hơn như ngũ cốc tinh luyện.
Nghiên cứu được đăng tải trên tạp chí American College of Cardiology.
Theo NHS, các bữa ăn nên bao gồm khoai tây, bánh mì, gạo, mì ống hoặc carbohydrate tinh bột khác, lý tưởng là ngũ cốc nguyên hạt.
Bữa ăn cân bằng là như thế nào?
- Ăn ít nhất 5 khẩu phần các loại rau, trái cây phong phú mỗi ngày. Tất cả các loại còn tươi, đông lạnh, sấy khô hoặc đóng hộp đều được tính.
- Bữa ăn nền tảng với khoai tây, bánh mì, gạo, mỳ Ý hay các loại carbohydrate giàu tinh bột khác, lý tưởng nhất là toàn phần (nguyên cám).
- 30g tinh bột mỗi ngày: Tương đương với ăn 5 khẩu phần rau và trái cây; 2 bánh bích quy làm từ ngũ cốc với lúa mỳ nguyên cám, 2 lát bánh mì nguyên cám dày và một củ khoai tây nướng cỡ lớn vẫn còn vỏ.
- Dùng sản phẩm từ sữa hoặc thay thế sữa (như đồ uống làm từ đậu nành), chọn loại ít béo, ít đường.
- Ăn một số đậu đỗ, cá, trứng, thịt và protein khác (gồm 2 khẩu phần cá mỗi tuần, một trong số đó nên là loại cá béo hay còn gọi là cá dầu).
- Chọn dầu ăn không bão hòa và chia nhỏ ra thành từng lượng vừa phải để hấp thụ.
- Uống 6-8 cốc/ly nước mỗi ngày.
- Người trưởng thành nên ăn ít hơn 6g muối và 20g chất béo bão hòa với phụ nữ hoặc 30g với nam giới mỗi ngày.
Tiến sĩ Aseem Malhotra, 39 tuổi, đang là chuyên gia chuyên khoa tim mạch tại Bệnh viện Harefield nổi tiếng, Hillingdon, và đã là một bác sĩ có tới 10 năm kinh nghiệm khám chữa với hàng trăm bệnh nhân bị bệnh tim. Không chỉ nhận ra rằng sự căng thẳng ảnh hưởng đến cơ thể, Tiến sĩ Aseem Malhotra còn quan tâm tới việc làm thay đổi tình trạng sức khỏe thông qua chế độ ăn uống. Chính vì thế ông đã đọc tất cả các nghiên cứu có thể và kết luận rằng những thay đổi lối sống đơn giản như tiêu thụ ít đường sẽ có tác động đến sức khỏe mạnh hơn bất kì toa thuốc nào mà bác sĩ kê.
Trong thực tế, khi Tiến sĩ Malhotra bắt đầu nghiên cứu sâu rộng của riêng mình. Càng điều tra, ông càng tin rằng nỗi sợ béo phì là nguyên nhân dẫn đến tăng tiêu thụ đường và carbohydrates tinh chế. Và chính điều này đã làm cho tỉ lệ mắc bệnh tim, cũng như béo phì và tiểu đường loại 2, tăng vọt song song.
Tiến sĩ Malhotra hiện đã đúc kết nghiên cứu của mình thành một 'Kế hoạch ăn uống trong 21 ngày' gọi là Chế độ ăn uống Pioppi. Thông điệp trung tâm của nó là để ngăn chặn nỗi lo sợ chất béo bão hòa và cholesterol, ngừng đếm calo và bắt đầu xem xét đường như kẻ thù số 1.
Nguồn: DailyMail/NHS Eatwell Guide
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!