Ăn mì tôm có nổi mụn không?

Bạn Cần Biết - 05/05/2024

Mì tôm là món ăn tiện lợi, nhiều người "nghiện" món này nhưng không dám ăn vì lo bị nóng, bị mọc mụn. Vậy ăn mì tôm có nổi mụn không? Sau đây Lily & WeCare sẽ giải đáp thắc mắc giúp các bạn và giúp bạn ăn mì tôm mà không lo nóng trong người.

Mì tôm là món ăn tiện lợi, nhiều người "nghiện" món này nhưng không dám ăn vì lo bị nóng, bị mọc mụn. Vậy ăn mì tôm có nổi mụn không? Sau đây Lily & WeCare sẽ giải đáp thắc mắc giúp các bạn và giúp bạn ăn mì tôm mà không lo nóng trong người.

Ăn mì tôm có nổi mụn không?

Ăn mì tôm có gây mụn không?

Trong mì tôm có chứa thành phần dinh dưỡng chủ yếu là bột và đạm thực vật. Trung bình một gói mì tôm 75 gram chứa khoảng 350 kcal. Như vậy, nếu bạn ăn mì thường xuyên sẽ gây nên tình trạng mất cân bằng dinh dưỡng, thiếu các chất cần thiết, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe. Ngoài ra, khi ăn mì tôm, là bạn đã nạp một lượng lớn tinh bột và chất béo vào cơ thể, như vậy chúng đều có khả năng gây nóng trong người và có thể khiến bạn bị nổi mụn.

Đối với một số người không thường xuyên tập thể dục hay vận động, hoặc cơ địa ít ra mồ hôi, thì việc nạp nhiều tinh bột và chất béo vào cơ thể sẽ làm cho nhiệt trong cơ thể không được thải ra ngoài, từ đó gây nóng trong người và nổi mụn. Do đó, nếu bạn ăn quá nhiều mì tôm hay ăn mì tômthường xuyên thì sẽ dẫn đến tác hại sau:

- Nổi mụn (do thiếu vitamin, trong mì tôm lại chứa nhiều dầu, muối).

- Thiếu các chất quan trọng như protein, mỡ, khoáng chất, vitamin, nước...

- Tạo gánh nặng cho dạ dày và đường tiêu hoá.

- Gia tăng quá trình lão hoá.

- Dẫn đến nhiều bệnh như béo phì, ung thư, bệnh tiểu đường, tim mạch, bệnh về thận...

Ăn mì tôm có nổi mụn không?

Cách ăn mì tôm không gây nóng trong và bị nổi mụn

Chần mì rồi mới nấu

Nếu bạn thích ăn mì tômvà không muốn bị nổi mụn hay nóng trong người thì bạn nên đun sôi một nồi nước, rồi thả mì vào chần sơ khoảng 30 giây đến một phút, rồi đổ mì ra ngoài. Sau khi chần mì xong, bạn lại tiếp tục đun sôi một nồi nước mới rồi cho phần mì vừa gắp ra bát vào lại nồi nước. Nên nhớ nhanh tay tắt bếp để sợi mì không bị nát và ăn cảm giác ngon hơn.

Không sử dụng gói gia vị mì

Đa số các gói gia vị co sẵn trong mì đều chứa chất béo thực vật và thường không tốt cho sức khỏe. Như vậy, bạn có thể sử dụng gia vị bên ngoài như bột canh, bột ngọt, bột nêm để nấu với mì tôm. Sử dụng gia vị bên ngoài có thể hạn chế những chất dầu mỡ, phụ gia không phù hợp với sức khỏe.

Bổ sung thêm rau xanh, thịt để mì ngon hơn

Những loại rau xanh hay thịt như cải ngọt, súp lơ, giá đỗ hay thịt bò, tôm, thịt gà, trứng... không chỉ giúp tô mì thêm phần hấp dẫn mà nó còn giúp bạn đảm bảo đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Ngoài ra, nếu trong bạn bổ sung nhiều rau xanh vào mỗi bát mì thì sẽ làm giảm tối đa lượng chất béo vào trong cơ thể.

Hãy ăn trái cây sau khi ăn mì gói

Việc ăn trái cây sau khi ăn mì gói sẽ bổ sung được khá nhiều chất dinh dưỡng còn thiếu khi ăn mì gói, điển hình là các vitamin và nước. Những trái cây này sẽ làm dung hòa lượng muối khổng lồ trong mì, giúp bạn tránh được tình trạng nổi mụn hay nóng trong người.

Bên cạnh đó, việc làm này còn giúp cho quá trình tiêu hoá được dễ dàng hơn, hạn chế các tác hại lên hệ tiêu hoá nói chung và dạ dày nói riêng.

Ăn mì tôm có nổi mụn không?

Uống nhiều nước

Nước sẽ giúp cơ thể nhanh chóng được thanh lọc, giảm thiểu tác động của các chất có trong mì gói. Ngoài ra, nước cũng giúp cơ thể được mát hơn nữa. Chú ý là uống nước lọc thôi, tránh xa các loại nước ngọt và nước có ga các bạn nhé!

Với những cách làm này, có thể mì tôm không còn là mì ăn liền theo đúng nghĩa nhưng chúng sẽ hạn chế được những chất dầu mỡ và phụ gia không phù hợp với sức khỏe, đồng thời giúp da bạn không dễ bị nổi mụn khi ăn mì.

Qua những thông tin Lily & WeCarecung cấp trên đây, hi vọng các bạn đã biết dinh dưỡng có trong mì tôm và biết cách ăn mì hiệu quả để đảm bảo đủ dinh dưỡng cho cơ thể. Ăn mì tôm thực chất không gây nổi mụn, tuy vậy mì tôm vẫn không thể thay thế được cơm, rau củ, trái cây và protein từ thịt, cá và trứng nên các bạn đừng lạm dụng việcăn mì tômthường xuyên.

Xem thêm:

  • Ăn mì tôm hết hạn có sao không?
  • Tác hại khôn lường khi mẹ bầu "trót" ăn... mì tôm

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!