Ăn nhiều cá muối dễ bị ung thư vòm mũi họng

Cần biết - 11/24/2024

Ăn quá nhiều cá muối, thực phẩm bảo quản hoặc lên men; 'quan hệ' bằng miệng... làm tăng nguy cơ ung thư vòm mũi họng.

Bệnh ung thư vòm mũi họng ở nước ta có tỷ lệ cao, đứng hàng đầu trong các bệnh ung thư đầu cổ, đứng hàng thứ 5 trong các bệnh ung thư nói chung. Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng đặc biệt hay mắc phải là ở nam giới, tuổi từ 40 đến 60.

Trước đây thuốc lá được xếp là nguyên nhân hàng đầu gây nên căn bệnh ung thư vòm mũi họng. Các nghiên cứu gần đây tiết lộ, hành động quan hệ tình dục qua đường miệng có nguy cơ cao gây nên căn bệnh quái ác này.

Việc quan hệ tình dục qua đường miệng tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ mắc các bệnh hoa liễu như lậu, giang mai, u nhú, sùi mào gà… Đặc biệt nguy cơ ung thư vòm mũi họng ở mức báo động, lên đến 340% ở những người quan hệ bằng miệng với 6 bạn tình trở lên.

Ung thư vòm mũi họng xảy ra khi các tế bào ung thư phát triển từ các mô trong vòm hầu, khu vực phía sau khoang mũi và phần trên của họng. Nguyên nhân chính xác của bệnh ung thư vòm mũi họng chưa được khẳng định chính xác nhưng nhiễm vi-rút Epstein Barr (EBV) được xem là một yếu tố quan trọng trong sự phát triển của bệnh.

Các yếu tố nguy cơ dẫn đến ung thư vòm mũi họng bao gồm:

Ăn quá nhiều cà muối từ khi còn nhỏ, ăn nhiều thực phẩm bảo quản hoặc lên men do những thứ này chứa Nitrosamine chất gây ung thư.

Hút thuốc lá, ăn nhiều thức ăn nấu nóng như chiên xào, nướng…

Yếu tố xu hướng gia đình, những người có quan hệ gần gũi với các bệnh nhân có nguy cơ phát ung thư cao hơn những người không có quan hệ gần gũi.

Nhiễm EBV lây lan qua nước bọt và chất tiết đường sinh dục.

Ở Mỹ, 50% trẻ 5 tuổi và 90-95% người lớn có dấu hiệu cho thấy bị nhiễm trước đó. Trẻ em dễ nhiễm EBV ngay khi kháng thể từ mẹ biến mất. Nhiều trẻ nhiễm EBV không triệu chứng, khó phân biệt với các nhẹ, bệnh thoáng qua ở trẻ.

Ăn nhiều cá muối dễ bị ung thư vòm mũi họng

Ăn nhiều thực phẩm bảo quản hoặc lên men làm tăng nguy cơ ung thư vòm mũi họng (Ảnh minh họa: Internet)

Triệu chứng cảnh báo sớm

1. Chảy máu cam

Một trong những triệu chứng sớm nhất của ung thư vòm họng là chảy máu cam. Hít xuống và khạc ra theo đường miệng kèm theo máu dễ bị chẩn đoán nhầm hoặc bị bỏ qua. Giai đoạn cuối có thể gây chảy máu nhiều, liên tục.

2. Nghẹt mũi

Giống các triệu chứng của bệnh viêm mũi xoang như nghẹt mũi, đau đầu. Có thể ban đầu thấy nghẹt một bên mũi, khi khối u to lên sẽ khiến 2 bên đều bị nghẹt.

3. Ù tai và nghe kém

Nếu ù tai, nghe kém, đau trong tai, chảy tai cũng nên cẩn thận. Khối u phát triển đè lên loa vòi nhĩ là một đường từ vùng mũi họng thông lên tai sẽ gây ra các triệu chứng ù tai, điếc nhẹ.

4. Nhức đầu

Thường do khối u xâm lấn nội sọ, chèn ép não và dây thần kinh sọ gây nhức đầu và liệt các dây thần kinh sọ. Giai đoạn nhức đầu chưa liệt dây thần kinh sọ dễ bỏ sót và chẩn đoán nhầm với các bệnh lý nhức đầu khác như viêm xoang, suy nhược thần kinh. Ở kỳ cuối, nhức đầu dữ dội, nôn mửa, chóng mặt.

5. Nổi hạch ở cổ

Theo thống kê, ung thư vòm họng di căn phần cổ chiếm 40 - 85%. Do vòm họng có cấu trúc mô bạch huyết phong phú, các tế bào ung thư dễ dàng di căn hạch cổ. Khi số lượng hạch càng nhiều, tốc độ càng nhanh, hạch cứng và không đau đớn, vào giai đoạn cuối sẽ bám dính cố định. Gây biến dạng cổ và mặt.

Ăn nhiều cá muối dễ bị ung thư vòm mũi họng

Phát hiện những triệu chứng sớm giúp kiểm soát tình trạng bệnh tốt hơn (Ảnh minh họa: Internet)

6. Hội chứng nội sọ

Ung thư vòm mũi họng giai đoạn càng về sau sẽ gây ra các hội chứng liên quan đến não và các dây thần kinh sọ như bị lác mắt, mất cảm giác ở họng, mất phản xạ nuốt... U phát triển to vào trong não sẽ gây tăng áp lực nội sọ: nhức đầu, nôn ói, tử vong nều không xử trí kịp thời.

7. Di căn

Đến giai đoạn cuối của ung thư vòm mũi họng sẽ xâm lấn xuống vùng mũi - họng, khẩu cái, khoang miệng, xâm lấn hốc mắt gây lé mắt, lồi mắt, mù… Ung thư vòm mũi họng di căn xa ở não, xương, phổi, gan và các bộ phận khác, đặc biệt là ở phổi và xương cho thấy bệnh đã di căn.

Ung thư họng miệng

Khi quan hệ tình dục bằng miệng, nếu bạn tình bị nhiễm HPV thì bạn có nguy cơ lây bệnh tương đối cao, xấp xỉ khoảng 90%. Tuy nhiên, cần lưu ý không phải ai có vi-rút HPV trong người đều phát triển thành ung thư ngay lập tức mà vi-rút sẽ sống tiềm tàng trong cơ thể, đợi hệ miễn dịch suy yếu mới gây bệnh. Theo các nhà khoa học, ung thư họng miệng gây ra chủ yếu bởi chủng vi-rút HPV 16 và 18, chủng vi-rút HPV gây bệnh ở đường sinh dục.

Một số triệu chứng và cảnh báo ung thư họng miệng là đau trong tai, ho dai dẳng, đau họng kéo dài, hạch cổ có thể sờ và thấy được, khối trong miệng và thành sau họng, thay đổi giọng, sụt cân không giải thích được, khó nuốt... Thanh thiếu niên, đặc biệt là nam giới nên tầm soát ung thư vòm họng 6 tháng/lần và tiêm chủng vắc-xin để ngăn ngừa các bệnh do HPV gây ra.

Việc phát hiện sớm ung thư vòm mũi họng và ung thư họng miệng tương đối dễ dàng. Cần có ý thức cảnh giác với bệnh, nên đi khám bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng hoặc chuyên khoa ung bướu khi có các triệu chứng bất thường về tai mũi họng kéo dài mà điều trị thông thường không khỏi.

>> Xem thêm: Dấu hiệu của bệnh ung thư vòm họng

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!