Nhiều người không thích sầu riêng, nhưng một khi đã ăn được sẽ rất dễ “ghiền” loại trái cây nhiệt đới này. Không chỉ thơm ngon, ăn sầu riêng còn giúp cải thiện chứng cao huyết áp nữa đấy.
Sầu riêng là một loại trái cây khá phổ biến ở các nước Đông Nam Á. Mùi vị của nó đôi khi cũng khiến nhiều người e dè. Tuy nhiên, bạn sẽ bất ngờ khi biết rằng loại trái cây này có thể đem đến nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe, nhất là đối với những người mắc bệnh cao huyết áp.
Huyết áp cao, hay chứng tăng huyết áp, làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ ở người mắc phải. Tuy nhiên, một chế độ ăn uống lành mạnh, gồm trái cây tươi, có thể làm giảm chỉ số của bạn.
Bạn có thể đưa sầu riêng vào chế độ ăn của mình như bất kỳ loại trái cây nào khác. Chưa có nhà khoa học nào nghiên cứu về tác dụng của sầu riêng với việc tăng hoặc giảm huyết áp. Tuy nhiên, nếu bạn có thắc mắc nào về việc ăn sầu riêng, hãy nhờ bác sĩ tư vấn giúp bạn.
Chế độ ăn uống DASH
Theo Hướng dẫn Ăn kiêng 2010 của Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Hoa Kỳ, ăn sầu riêng là một phần của phương pháp ăn kiêng ngăn ngừa tăng huyết áp (DASH) – chế độ ăn uống được thiết kế nhằm giảm huyết áp. Kế hoạch này yêu cầu 4–5 phần sầu riêng mỗi ngày trong chế độ ăn 2.000 calo (một phần bằng nửa cốc sầu riêng). Chế độ ăn uống điển hình của người Mỹ chứa ít hơn một nửa lượng trái cây theo kế hoạch.
Natri
Mỗi cốc sầu riêng chỉ cung cấp 5 mg natri, ít hơn nhiều loại thực phẩm khác. Do đó, việc giảm lượng natri đưa vào cơ thể có thể làm giảm huyết áp. Những người huyết áp cao không nên tiêu thụ nhiều hơn 1.500 mg natri mỗi ngày. Để giảm lượng natri hấp thụ vào cơ thể, bạn hãy ăn nhiều trái cây tươi, rau và quả hạch, đồng thời hạn chế ăn đồ mặn hay thức ăn chế biến sẵn.
Kali
Sầu riêng rất giàu kali (1.059 mg mỗi cốc), rất tốt cho huyết áp của cơ thể. Kali là chất điện phân quan trọng giúp kiểm soát huyết áp, giữ hàm lượng natri ở mức vừa phải và giúp điều chỉnh nhịp tim. Chế độ ăn giàu kali hỗ trợ huyết áp ở mức khỏe mạnh. Một người bình thường nên hấp thụ ít nhất 4.700 mg kali mỗi ngày. Trái cây, đậu, rau và cá là những nguồn thực phẩm tự nhiên giàu kali.
Những thông tin khác
Một cốc sầu riêng cung cấp 48 mg vitamin C, tương đương 80% lượng cơ thể hàng ngày. Một số nghiên cứu cho thấy vitamin C có thể làm hạ huyết áp, nhưng bằng chứng vẫn chưa rõ ràng. Tốt nhất bạn nên nghe lời khuyên của bác sĩ về tình trạng sức khỏe bản thân. Trái cây chỉ là phần nhỏ của một chế độ ăn uống cân bằng. Ngoài ra, bạn vẫn phải bổ sung nhiều dưỡng chất khác cho cơ thể, chẳng hạn như sản phẩm từ sữa là nguồn cung cấp canxi tốt, rau xanh và các loại hạt chứa nhiều magiê hơn. Đây là những khoáng chất cần thiết để duy trì huyết áp khỏe mạnh.
Sầu riêng chứa hàm lượng sắt và đồng cao. Đồng và sắt là hai chất cần thiết để góp phần tạo nên các tế bào hồng cầu khỏe mạnh. Sầu riêng cũng chứa mangan giúp xương và da khỏe mạnh.
Bạn có thể hấp thụ tryptophan từ sầu riêng. Chất này được chuyển hóa thành các chất dẫn truyền thần kinh khác nhau, có thể hỗ trợ giấc ngủ và thậm chí là điều trị chứng động kinh. Tuy nhiên, bạn đừng từ bỏ việc uống thuốc của mình và nên tham khảo ý kiến từ bác sĩ để có thêm thông tin.
Trái sầu riêng chứa nhiều vitamin B9 – được biết đến như axit folic. Chất này có thể giúp ngăn ngừa bệnh tim, tốt cho sự phát triển của bào thai (nếu bạn đang mang thai), và thậm chí làm cho não hoạt động tốt.
Sầu riêng thực sự là một nguồn thực phẩm tự nhiên tốt cho việc giảm huyết áp. Tuy nhiên, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi ăn sầu riêng để đảm bảo lượng trái cây phù hợp với cơ thể bạn nhé.
Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:
- Lợi ích của omega-3 mang lại cho sức khỏe của trẻ
- Bạn nên làm gì khi hẹn hò qua mạng?
- Trẻ sơ sinh tăng cân sao mới khỏe mạnh?
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!