Ăn uống khỏe mạnh cho người mắc ung thư trong ngày Tết

Ung Thư - 04/26/2024

Mâm cơm ngày Tết thường có rất nhiều loại thực phẩm nhưng hầu hết đều không lành mạnh với bệnh nhân ung thư. Trong bài viết sau đây, hãy cùng Lily & WeCare tìm hiểu cách ăn uống khoẻ mạnh cho người mắc ung thư trong ngày Tết.

Mâm cơm ngày Tết thường có rất nhiều loại thực phẩm nhưng hầu hết đều không lành mạnh với bệnh nhân ung thư. Trong bài viết sau đây, hãy cùng Lily & WeCaretìm hiểu cách ăn uống khoẻ mạnh cho người mắc ung thư trong ngày Tết.

Ăn uống khỏe mạnh cho người mắc ung thư trong ngày Tết

Người mắc ung thư nên ăn gì trong ngày Tết?

Nguyên tắc chung để ăn uống khoẻ mạnh cho người mắc ung thư trong ngày Tết là chọn những loại thực phẩm hợp khẩu vị và dễ tiêu, chia nhỏ chúng thành nhiều bữa để vừa đảm bảo cung cấp đủ năng lượng và dưỡng chất cần thiết cho cơ thể duy trì sức khoẻ chống chọi bệnh tật, vừa không nạp vào cơ thể quá nhiều thức ăn một lúc.

Do khả năng tiêu hoá và hấp thụ chất dinh dưỡng của cơ thể cao hơn vào ban ngày nên bệnh nhân ung thư cần tăng lượng thức ăn vào buổi sáng và buổi trưa, ăn ít hơn vào buổi tối. Khẩu phần ngày Tết cần tăng protein nhiều hơn bình thường, tăng cường bổ sung các thực phẩm giàu protein tốt cho người mắc ung thư như thịt gà, thịt vịt, bào ngư, sò huyết, hải sâm, cá, trứng, đậu nành,...

Ăn uống khỏe mạnh cho người mắc ung thư trong ngày Tết

Để bù lại lượng nước bị mất do những chuyển hoá trong cơ thể cũng như nhằm làm giảm tác dụng phụ của các loại thuốc điều trị ung thư, bệnh nhân cần uống đủ nước mỗi ngày, kết hợp uống thêm nước ép rau củ quả.

Trong ngày Tết, bệnh nhân ung thư cũng cần ăn nhiều các loại củ quả có vỏ dày, ít bị ngấm chất bảo quản và thuốc kích thích như ngô non, củ đậu, khoai lang, khoai sọ, su hào, bí đỏ, bí xanh, thanh long, chuối, đu đủ, dừa, bưởi; các loại rau như súp lơ xanh, rau dền, rau ngót, dấp cá. Các loại đậu như đậu lăng, đậu Hà Lan cũng cần được bổ sung trong khẩu phần ăn cho người bệnh vì giàu khoáng chất, vitamin, chất chống oxy hoá và chất chống ung thư phytochemical.

Một mẹo ăn uống khoẻ mạnh cho người mắc ung thư trong ngày Tết là sử dụng nhiều sữa chua để tăng khả năng miễn dịch và thúc đẩy sức khoẻ đường ruột. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể sử dụng thêm chất khoáng hoặc vitamin tổng hợp với liều lượng nhỏ mỗi ngày.

Với người mắc bệnh ung thư, cách chế biến thức ăn tốt nhất là luộc, hầm, hấp chín bằng lửa nhỏ; tránh các cách chế biến thường thấy trong ngày Tết như rán, hun khói, nướng, tẩm ướp đường khi nấu nướng. Đồ ăn cho người mắc ung thư nên dùng dầu ô liu, dầu dừa bằng công nghệ ép lạnh (không dùng chất bảo quản gây ung thư) để vừa cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể, vừa tạo sự bền vững của màng tế bào và chống thất thoát năng lượng.

Ngoài ra, để tăng thêm hương vị cho món ăn, bệnh nhân có thể dùng thêm một số gia vị như gừng, tỏi, thảo mộc,... Trong bữa ăn hàng ngày, người mắc ung thư cũng cần tích cực ăn nhiều rau xanh và trái cây, hạn chế ăn ngoài hàng mà nên ăn ở nhà để đảm bảo sức khoẻ.

Người mắc ung thư không nên ăn gì trong ngày Tết?

Trả lời vấn đề làm thế nào để ăn uống khoẻ mạnh cho người mắc ung thư trong ngày Tết, các bác sĩ khuyến cáo bệnh nhân cần hạn chế những thực phẩm chế biến sẵn vì chúng thường chứa nhiều chất bảo quản; tránh các thực phẩm có khả năng gây đầy hơi như đồ tái, sống; gia vị cay nóng như hạt tiêu, ớt; các loại thịt đỏ như thịt ngựa, bò, trâu, dê, lợn vì chúng sở hữu cấu trúc protein phức tạp nên khó tiêu, khó hấp thụ hơn vì cần tới nhiều enzyme thuỷ phân.

Ăn uống khỏe mạnh cho người mắc ung thư trong ngày Tết Người mắc ung thư không nên ăn các loại gia vị cay nóng.

Các loại thịt này khó tiêu hoá nên có thể ứ đọng trong ruột, gây thối rữa và sản sinh độc chất cho cơ thể. Ngoài ra, đây còn là những thực phẩm có tính axit và tồn dư chất kháng sinh, ký sinh có hại, hormone tăng trọng không tốt cho người mắc ung thư.

Ngày Tết sử dụng nhiều thức ăn dầu mỡ nên một số bệnh nhân ung thư cho rằng cần uống nước rau má để thanh nhiệt, hạ độc. Tuy nhiên, đây là quan niệm sai lầm bởi rau má có thể làm tăng nguy cơ chảy máu. Ngoài ra, cũng cần hạn chế sử dụng rau muống, rau cần được trồng ở những khu vực ô nhiễm môi trường, nước nhiễm bẩn hoặc nhiễm các kim loại nặng như asen, chì,...

Các món ăn đặc trưng của ngày Tết như xôi nếp, bánh chưng, bánh tét cũng cần hạn chế do chúng thường gây khó tiêu. Người bị ung thư cũng nên ăn ít hải sản vì chúng thường chứa protein cao phân tử, dễ gây đầy bụng và khó tiêu. Bệnh nhân cũng nên tránh ăn nhậu, uống rượu bia và các đồ uống chứa caffeine như cà phê.

Nhìn chung, để duy trì chế độ ăn uống khoẻ mạnh cho người mắc ung thư trong ngày Tết, cần cân đối các nguồn thực phẩm theo tỷ lệ 10% từ các nguồn dinh dưỡng như phiêu sinh vật biển (Phytoplankton), tảo biển, tảo nâu (Fucoidan); 10% từ đạm động vật như yến, hải sâm, sò huyết, bào ngư, cá quả, cá hồi, tôm; 20% từ các loại rau quả; 30% từ các loại hạt và 30% còn lại từ các loại củ.

Minh Thùy

Để được bác sĩ gọi điện tư vấn miễn phí về xét nghiệm, hãy để lại thông tin của bạn vào form dưới đây:

Nơi sinh sống Hà Nội Hồ Chí Minh An Giang Bà Rịa - Vũng Tàu Bắc Kạn Bắc Giang Bạc Liêu Bắc Ninh Bến Tre Bình Dương Bình Định Bình Phước Bình Thuận Cao Bằng Cà Mau Cần Thơ Đà Nẵng Đắk Nông Đắk Lắk Đồng Nai Điện Biên Đồng Tháp Gia Lai Hà Giang Hà Nam Hà Tĩnh Hải Dương Hải Phòng Hậu Giang Hòa Bình Hưng Yên Khánh Hòa Kiên Giang Kon Tum Lai Châu Lạng Sơn Lào Cai Lâm Đồng Long An Nam Định Nghệ An Ninh Bình Ninh Thuận Phú Thọ Phú Yên Quảng Bình Quảng Nam Quảng Ngãi Quảng Ninh Quảng Trị Sơn La Sóc Trăng Tây Ninh Thái Bình Thái Nguyên Thanh Hóa Thừa Thiên - Huế Tiền Giang Trà Vinh Tuyên Quang Vĩnh Phúc Vĩnh Long Yên Bái Nước ngoài

Đăng ký nhận tư vấn

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!