Vào mùa hè, sự bài tiết mồ hôi gia tăng, quá trình trao đổi chất của cơ thể cũng được đẩy mạnh. Cơ thể bị mất một lượng nước khá lớn sẽ khiến nồng độ máu giảm, độ kết dính trong máu tăng cao, dễ dẫn đến những bệnh lý có liên quan đến máu, làm tăng tỷ lệ nguy cơ cho tim và não.
Trời nắng nóng có thể gây tăng huyết áp (Ảnh minh họa: Internet)
Cũng giống như bệnh tim, người mắc bệnh cao huyết áp trong mùa hè nếu ngủ không ngon giấc, sẽ xuất hiện hiện tượng ban đêm huyết áp tăng làm hại tim mạch.
Khi thời tiết nắng nóng, người đang dùng thuốc điều trị tăng huyết áp không nên hoạt động nhiều ngoài trời để đề phòng giãn mạch quá mức dẫn đến tụt huyết áp.
Người có bệnh cao huyết áp nên uống nhiều nước và uống đều đặn, không nên đợi đến lúc khát mới uống, để giảm được độ kết dính trong máu, thúc đẩy quá trình trao đổi chất của cơ thể đồng thời tạo thói quen uống 1 ly nước sau khi thức dậy vào buổi sáng và 1 ly trước lúc đi ngủ ban đêm.
Nhiệt độ nóng bức khiến tim đập nhanh, huyết áp vì thế cũng tăng, đây là trở ngại cho những người vốn cao huyết áp sẵn. Người bị cao huyết áp thường cảm thấy bứt rứt khó chịu, chóng mặt, nhức đầu, nếu như không điều trị kịp thời, dễ dẫn đến đau tim, nhồi máu cơ tim...
Trong mùa hè nóng nực, người bệnh cao huyết áp nên cố gắng vận động. Quan trọng là biết tập luyện điều độ, phân bổ hợp lý về cường độ và thời gian tập. Từ tuổi trung niên trở đi, người cao huyết áp nên vận động toàn thân với nhịp độ chậm vừa, không nên tập nặng, có thể chọn các bài tập dưỡng sinh, thái cực quyền, lên xuống cầu thang, đi xe đạp chậm, đi bộ…
>>Xem thêm: Hỏi đáp về bệnh cao huyết áp
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!