Ảnh hưởng thiếu máu do thiếu sắt đến thai phụ và con

Chăm sóc mẹ - 04/29/2024

Mẹ bầu thiếu máu do thiếu sắt sẽ nghiêm trọng như thế nào? Chia sẻ từ Hello Bacsi sẽ khiến bạn phải quan tâm đến chế độ bổ sung chất sắt trong thai kì.

Thiếu sắt có rất nhiều mức độ khác nhau từ nhẹ đến nặng, từ tình trạng suy giảm sắt đến thiếu máu do thiếu sắt. Với tình trạng suy giảm sắt, lượng sắt dự trữ trong cơ thể (đo bằng nồng độ ferritin huyết thanh) sẽ giảm xuống, nhưng khối lượng vận chuyển và chức năng của sắt có thể không bị ảnh hưởng.

Thiếu sắt ảnh hưởng đến các hoạt động chức năng khác trong cơ thể như thế nào ?

Ở những người suy giảm sắt, lượng sắt dự trữ sẵn có sẽ không đủ, cơ thể sẽ không thể huy động đủ lượng sắt cần thiết để thực hiện các chức năng. Việc giảm tạo hồng cầu do thiếu sắt, lượng sắt dự trữ hầu như cạn kiệt, trong khi lượng sắt đang luân chuyển trong cơ thể (đo bằng độ bão hòa transferrin) tiếp tục giảm. Đồng thời, lượng sắt hấp thu được sẽ không đủ để thay thế lượng đã bị mất đi hoặc để cung cấp lượng cần thiết cho sự phát triển và các hoạt động chức năng. Trong giai đoạn này, tình trạng thiếu sắt sẽ ức chế quá trình sản xuất các tế bào hồng cầu và kết quả là tăng nồng độ protoporphyrin hồng cầu. Trong các trường hợp thiếu máu do thiếu sắt, trường hợp thiếu sắt nặng, lượng sắt dự trữ trong cơ thể sẽ bị thiếu hụt, các hoạt động chức năng và sự lưu thông của sắt trong máu suy giảm, dẫn đến suy giảm Hb và ferritin huyết thanh, quá trình bão hòa chuyển hóa diễn ra chậm chạp, và làm tăng nồng độ protoporphyrin hồng cầu.

Thiếu máu là khi nồng độ Hb thấp hơn 2 độ lệch chuẩn so với mức trung bình của người bình thường sống cùng khu vực. Tuy nhiên, với phụ nữ có thai thì thông số sẽ khác. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) định nghĩa thiếu máu trong thai kỳ là khi nồng độ hemoglobin < 11 g/dL. Tuy nhiên, mỗi dân tộc sẽ có sự khác biệt về mức Hb tiêu chuẩn, nồng độ Hb tối ưu cho những thai phụ gốc Phi sẽ thấp hơn so với người châu Âu. WHO xác định thiếu máu sau sinh là khi nồng độ Hb <10.0g/ dl.

Sức khỏe mẹ và thai nhi sẽ bị ảnh hưởng như thế nào khi bị thiếu máu?

Hoạt động enzyme của các mô sẽ ngay lập tức gặp trục trặc khi vừa mới thiếu máu, thiếu máu do thiếu sắt đã được chứng minh là yếu tố chính gây ra bệnh tật và tử vong cho thai phụ, ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi và kết cục thai kỳ.

Tỷ lệ mắc bệnh và tử vong ở thai phụ

Thiếu sắt góp phần gây ra bệnh tật cho thai phụ bằng cách làm giảm chức năng hệ miễn dịch, gia tăng tính nhạy cảm và mức độ nghiêm trọng của nhiễm trùng, khiến khả năng và hiệu suất làm việc kém, gây rối loạn nhận thức và cảm xúc sau sinh.

Không có nghiên cứu nào chỉ ra nồng độ Hb dưới chuẩn bao nhiêu sẽ làm gia tăng tỷ lệ tử vong, nhưng theo kinh nghiệm, nếu nồng độ Hb dưới 8.9g/dl sẽ có thể gây tử vong. Dù mức này đã được xem là rất cao, một nghiên cứu ở Anh vào năm 1958 cho thấy nếu dưới mức này thì tỷ lệ tử vong sẽ tăng gấp đôi. Tuy nhiên thiếu máu nặng có thể do rất nhiều nguyên nhân và không hề cho thấy tác động trực tiếp rõ ràng với cơ thể.

Ảnh hưởng đến thai nhi và trẻ sơ sinh

Nhờ sự tăng bài xuất của protein vận chuyển sắt ở nhau thai, thai nhi được bảo vệ một cách tương đối khỏi những tác động của tình trạng thiếu sắt, nhưng có nhiều bằng chứng cho thấy rằng nếu mẹ bị suy giảm sắt sẽ làm tăng nguy cơ thiếu sắt trong 3 tháng đầu đời của trẻ bởi một loạt các cơ chế. Các nghiên cứu mô tả rất kĩ những trẻ bị thiếu máu do thiếu sắt thường sẽ bị suy giảm trí tuệ hoặc khả năng phát triển trí tuệ, hành vi tình cảm xã hội và dễ mắc các bệnh khởi phát khi trưởng thành sau này, mặc dù đây là một vấn đề vẫn còn gây tranh cãi.

Ảnh hưởng khi sinh con

Có một số bằng chứng cho thấy nếu người mẹ bị thiếu sắt thì sẽ dễ sinh non, sinh con nhẹ cân, có thể bong nhau thai và tăng mất máu trong chuyển dạ. Tuy nhiên cần có những  nghiên cứu sâu hơn về ảnh hưởng của tình trạng thiếu sắt, độc lập với các yếu tố gây nhiễu, để thiết lập một mối quan hệ nhân quả rõ ràng giữa tình trạng thiếu máu do thiếu sắt và chất lượng của thai kì và thai nhi.

Chia sẻ thông tin hữu ích này cho mọi người trên:

Review Date: July 5, 2016 | Last Modified: July 5, 2016

Nguồn tham khảo

Guidelines for iron deficiency in pregnancy. http://www.bcshguidelines.com/documents/UK_Guidelines_iron_deficiency_in_pregnancy.pdf. Ngày truy cập 08/08/2015

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!