Máu lên não không đủ hay thiếu máu não là hiện tượng máu trong cơ thể vận hành gặp trở ngại, khiến cho máu không cung cấp đủ tới 1 phần hoặc nhiều phần trên não, từ đó dẫn đến chức năng não hoạt động có vấn đề, gây rối loạn.
Bệnh này phổ biến hơn ở nhóm người trên 60 tuổi. Chỉ cần xuất hiện hiện tượng máu lên não không đủ, bạn hãy nhanh chóng đến bệnh viện để được kiểm tra y tế, nếu không có thể dẫn tới hậu quả vô cùng nghiêm trngj như nhồi máu não và mất trí nhớ.
Các triệu chứng điển hình của bệnh thiếu máu não
Thiếu máu não hay còn gọi là máu không cung cấp đủ lên não sẽ có các triệu chứng ban đầu là chóng mặt, đau đầu, lâng lâng. Thậm chí cảm thấy chóng mặt đột ngột, nhiều người bị té ngã, một số người bị đau đầu.
Do hệ thống thần kinh và mạch máu trên não bộ vô cùng phức tạp, việc thiếu máu lên não có thể gây suy não, từ đó có thể dẫn đến thiếu máu cục bộ não và thiếu oxy máu, ảnh hưởng đến chức năng của não, võng mạc, thần kinh, thị giác sẽ bị ảnh hưởng, vì vậy sẽ xuất hiện dấu hiệu mờ mắt.
Ngoài ra, thiếu máu lên não còn có thể dẫn đến suy giảm trí nhớ, mất khả năng tập trung, một số người còn xuất hiện tình trạng buồn ngủ vào ban ngày, ban đêm dễ mất ngủ, hay mộng mị, ù tai, tâm trạng buồn bã. Ở một số người nghiêm trọng hơn còn có các triệu chứng như tính cách thay đổi như quái gở, lầm lì, cô độc, lặng lẽ không nói không cười.
Không những thế, thiếu máu lên não còn có thể xuất hiện một số các triệu chứng khác như vận động không nhanh nhẹn, đi lại không thoải mái thuận tiện, 1 bên chi bị tê (tay hoặc chân), tê ở miệng, môi, miệng bị lệch, mồm miệng bị cứng… Đây là dấu hiệu điển hình do thiếu máu lên não gây ra chức năng thần kinh vận động bị can thiệp, ảnh hưởng.
Nguyên nhân gây ra bệnh thiếu máu não
1. Do vấn đề cột sống
Khi cột sống của bạn bị tổn thương hoặc có bệnh, chúng sẽ làm chèn lên các mạch máu và ảnh hưởng đến việc cung cấp máu lên não.
2. Bệnh tim mạch
Người có bệnh về tim mạch rất dễ dẫn đến bệnh về thiếu máu não, do khi bệnh tim xuất hiện, gây ra hiện tượng chức năng cung cấp máu từ tim lên não bị suy giảm, sự lưu thông máu của hệ tuần hoàn trong cơ thể không đủ, ảnh hưởng lớn đến việc đưa máu lên não.
3. Bệnh xơ vữa động mạch não
Khi bạn mắc các bệnh về cao huyết áp, đường trong máu cao, mỡ máu cao, hoặc có các thói quen xấu như hút thuốc, uống rượu, ngồi nhiều ít vận động, đều có thể sẽ dẫn đến chứng máu vón cục, độ nhớt máu cao gây ra xơ vữa động mạch não. Khi mạch máu bị thu hẹp, việc cung cấp máu lên não sẽ giảm.
Làm thế nào để ngăn chặn chứng thiếu máu lên não?
Để phòng tránh chứng thiếu máu não, bạn phải chú ý đề phòng bệnh một cách thực sự hiệu quả, tránh bị ngất hoặc đột quỵ, ảnh hưởng đến tính mạng.
Sau đây là những điều cần lưu ý để tránh hiện tượng thiếu máu lên não.
1. Kiểm soát huyết áp và lượng đường trong máu ở mức bình thường
Huyết áp: 90mmHg <140=''><=''>
2. Giữ cho cột sống khỏe mạnh
Tránh kiểu ngồi làm việc trong một thời gian dài ở bàn làm việc, và không dành thời gian dài chơi điện thoại di động, thường thuyên vận động và thư giãn cổ.
3. Đảm bảo một chế độ ăn uống cân bằng
Nên thường xuyên bổ sung món kê và thực đơn cũng như các loại ngũ cốc khác. Thường xuyên ăn nhiều hơn các món rau củ quả tươi, nhiều rau lá xanh, các loại khoai, bảo đảm duy trì ăn đủ chất đạm, nên chú ý uống sữa, ăn trứng gà, thịt dê, thịt bò…
Ngoài ra, bạn nên tập cho mình thói quen ăn ít dầu mỡ, ít đường, ít muối, bao gồm các loại thức ăn chế biến sẵn có các chất này, hạn chế hoặc loại bỏ việc hút thuốc và uống rượu.
4. Tập thể dục thường xuyên
Điều cuối cùng, và rất quan trọng, là hãy chú ý lên kế hoạch tập thể dục hàng ngày. Bạn có thể chọn những môn vận động đơn giản và dễ thực hiện nhất như đi bộ, chạy bộ, Thái Cực Quyền, bất kỳ môn nào mà bạn cảm thấy bản thân có hứng thú và duy trì được đều là những lựa chọn tốt.
Cố gắng duy trì việc tập thể dục tối thiểu 30 phút mỗi ngày để duy trì một cơ thể khỏe mạnh.
*Theo Health/Sina
'Thổi bay' chứng bệnh gan nhiễm mỡ chỉ với 4 bước: Chuyên gia khuyên bạn nên làm ngay!
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!