Bà bầu bị tiền sản giật, liệu có sinh thường được không?

Sức Khỏe Thai Kỳ - 11/24/2024

Trong quá trình mang thai, nếu mẹ bầu được chẩn đoán mắc phải tình trạng tiền sản giật thì sẽ rất nguy hiểm. Không chỉ ảnh hưởng đến cho sức khỏe của mẹ bầu, mà còn cho cả thai nhi. Có rất nhiều nguyên nhân khiến mẹ bầu bị tiền sản giật mà nếu không phát hiện kịp thời, thì rủi ro để lại là rất cao. Và đặc biệt, các bà mẹ hay lo lắng rằng nếu như bị tình trạng này có thể sinh thường được hay không?

Trong quá trình mang thai, nếu mẹ bầu được chẩn đoán mắc phải tình trạng tiền sản giật thì sẽ rất nguy hiểm. Không chỉ ảnh hưởng đến cho sức khỏe của mẹ bầu, mà còn cho cả thai nhi. Có rất nhiều nguyên nhân khiến mẹ bầu bị tiền sản giật mà nếu không phát hiện kịp thời, thì rủi ro để lại là rất cao. Và đặc biệt, các bà mẹ hay lo lắng rằng nếu như bị tình trạng này có thể sinh thường được hay không?

Tiền sản giật là gì?

Theo các bác sĩ sản khoa, tiền sản giật là hội chứng xuất hiện do các cơ quan bị giảm tưới máu vì mạch máu co thắt và nội mạch phù dày.

Đây là biến chứng do nhiễm độc thai nghén thường phát triển sau tuần 20 của thai kỳ và chiếm tỉ lệ 5-8% số phụ nữ mang thai, bị cao huyết áp hoặc nồng độ protein trong nước tiểu cao dễ bị tiền sản giật hơn. Chứng bệnh này có thể gây ra những cơn co giật và có thể gây đột quỵ, tử vong cho mẹ bầu.

Bà bầu bị tiền sản giật, liệu có sinh thường được không?

Vậy tiền sản giật có sinh thường được không?

Hậu quả để lại của tiền sản giật đối với mẹ bầu và thai nhi là rất lớn. Trường hợp xấu thai nhi có thể sinh non hoặc bị suy dinh dưỡng dẫn đến suy thai. Còn đối với sản phụ, nếu không được điều trị kịp thời có thể diễn tiến đến co giật, hôn mê, phù phối cấp, suy tim cấp, hoặc xuất huyết não dẫn đến tử vong.

Tiền sản giật thường xuất hiện với 3 triệu chứng: Cao huyết áp (sau tuần 20 của thai kỳ), nước tiểu có Albumin, cơ thể bị phù.

Tiền sản giật rất nguy hiểm, tuy nhiên những dấu hiệu phát hiện của bệnh này chỉ có thể phát hiện tại bệnh viện hoặc phòng khám chuyên khoa. Khi đó bác sĩ sẽ tiến hành đo huyết áp hay xét nghiệm nồng độ protein trong nước tiểu... thì mới phát hiện ra bệnh.

Trường hợp nặng, bên cạnh 3 triệu chứng trên còn xuất hiện thêm một trong các triệu chứng như: Huyết áp cao vượt ngưỡng 160/110mmHg, lượng nước tiểu trong 24 giờ ít hơn 400ml, có hơn 5 gam Albumin trong nước tiểu trong 24 giờ, thai phụ nhức đầu, hoa mắt, chóng mặt, đau thượng vị, cảm giác ngộp thở, nặng ngực

Phần lớn những trường hợp mẹ bầu khi mang thai được bác sĩ chẩn đoán mắc triệu chứng bệnh lý tiền sản giật, thường không thể sinh thường mà phải mổ đẻ lấy con.

Căn bệnh này thường khiến huyết áp của mẹ tăng cao và nếu không được kiểm soát sẽ gây cản trở việc cung cấp máu và oxy từ nhau thai đến em bé. Những trường hợp mẹ bị tiền sản giật nên được sinh mổ để đảm bảo an toàn.

Bà bầu bị tiền sản giật, liệu có sinh thường được không?

Lưu ý cho mẹ bầu bị tiền sản giật

Mẹ bầu bị tiền sản giật thì tốt nhất là nên nhập viện để các bác sĩ theo dõi, phòng trường hợp xấu thì có thể điều trị kịp thời.

Còn đối với trường hợp tiền sản giật nhẹ thì mẹ bầu có thể điều trị tại nhà, và phải áp dụng một chế độ dinh dưỡng hợp lý (ăn nhạt). Đồng thời cần kết hợp nghỉ ngơi với tư thế nằm nghiêng, để giúp máu qua thai nhi dễ dàng hơn. Nếu bị tiền sản giật nặng, mẹ bầu phải chấp nhận chấm dứt ngay bệnh bằng việc sinh thai nhi ra, ngay cả khi thai nhi còn non tháng để tránh nguy cơ biến chứng nặng và tử vong cho mẹ.

Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của mẹ và bé, trước khi mang thai mẹ nên thay đổi chế độ ăn uống, tập thể dục đều đặn để giúp giảm cân, tránh béo phì. Khi mang thai, phải theo dõi lịch khám thai định kỳ và nên đi khám thai đúng như lịch hẹn với bác sĩ.

Trong thời gian có thai, mẹ bầu giảm bớt khối lượng công việc, giành thời gian nghỉ ngơi, thư giãn, ăn uống đủ chất dinh dưỡng, nhất là không nên ăn quá mặn. Trường hợp mẹ bầu đang mang thai mà bị cao huyết áp thì nên làm theo sự hướng dẫn của bác sĩ và y tá, để có thể đảm bảo bệnh của mình nhanh chóng được hồi phục.

Xem thêm

  • Cách điều trị tiền sản giật khi mang thai mẹ bầu nên lưu tâm
  • Tiền sản giật và sản giật khác nhau như thế nào?

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!