Bà bầu có nên ăn khoai lang?

Dinh dưỡng gia đình - 11/28/2024

Ăn khoai lang ở mức độ vừa phải (100g/ngày) rất có lợi cho hệ tiêu hóa.

Giá trị dinh dưỡng của các thành phần có trong khoai lang

Trong củ khoai lang bao gồm một lượng lớn tinh bột, các acid amin, beta carotene, vitamin C, B1 và hơn 10 loại nguyên tố vi lượng cần thiết cho sức khỏe như canxi, phốt-pho, kẽm, sắt,magie, natri, kali,… Vì vậy, các chuyên gia dinh dưỡng đã gọi khoai lang là loại 'thực phẩm cân bằng dinh dưỡng nhất'.

Về dinh dưỡng, khoai lang được xem là loại thực phẩm rất tốt cho việc đa dạng chất bột đường trong khẩu phần ăn hàng ngày. Khi so sánh, người ta cũng thấy khoai lang cung cấp một lượng năng lượng tương đương với cơm hay khoai tây. Việc ăn bổ sung khoai lang cũng là một cách bổ sung thêm bột đường và năng lượng.

Bà bầu có nên ăn khoai lang?

Ảnh minh họa: Internet

Những tác dụng tuyệt vời của khoai lang dành cho bà bầu

Chống viêm nhiễm

Các mẹ bầu trong thời kì mang thai thường dễ mắc các bệnh viêm nhiễm. Nguyên nhân là do sức đề kháng của phụ nữ trong giai đoạn này bị giảm sút.

Trong khoai lang có chứa nhiều vitamin C, vitamin B6, beta carotene và mangan có khả năng chống viêm nhiễm. Các nhà khoa học trên thế giới đã nhận thấy tác dụng giảm viêm nhiễm trong mô não và mô thần kinh ở khắp cơ thể khi chúng ta ăn khoai lang.

Phòng chống cảm cúm

Trong khoai lang có một lớn beta carotene, giúp cơ thể tạo đủ các tế bào bạch cầu, ngăn chặn sự nhiễm trùng do vi-rút cúm gây ra. Vì vậy, nếu nhỡ không may bị cảm cúm, các mẹ bầu cũng đừng quá lo lắng. Hãy thử chế biến một vài món ăn hoặc dùng những phương thuốc từ khoai lang.

Giải cảm sốt

Khi các bà bầu đã bị cảm sốt thì có thể sử dụng khoai lang trắng đã được phơi khô, kết hợp với gừng tươi, sắc uống hoặc nấu cháo khoai lang ăn. Cùng với đó là việc kết hợp với chế độ nghỉ ngơi hợp lý, làm mát cơ thể để hạ nhiệt.

Kích thích tiêu hóa, trị táo bón

Hiện tượng táo bón là tình trạng phổ biến ở các mẹ bầu. Khoai lang chứa rất ít chất béo lại không có cholesterol. Vì thành phần có nhiều chất xơ nên cả củ và rau khoai lang đều có thể chế biến thành nhiều món ăn có tác dụng giúp nhuận tràng cho các bà bầu, phòng ngừa bệnh táo bón.

Ăn khoai lang ở mức độ vừa phải (100g/ngày) rất có lợi cho hệ tiêu hóa vì thành phần vitamin C và các acid amin giúp kích thích nhu động ruột, làm quá trình tiêu hóa thức ăn trở nên dễ dàng hơn. Nhưng các bà bầu cũng cần lưu ý, ăn quá nhiều khoai lang cũng có thể gây thừa cân béo phì hoặc đầy bụng khó tiêu do thừa đường.

Cân bằng lượng đường trong máu

Những phụ nữ bị tiểu đường trong thời kì thai nghén thường rất băn khoăn không biết nên ăn gì để tốt cho cả mẹ và con. Lúc này, đừng quên món khoai lang vì chất carotenoid trong khoai lang có khả năng giúp cơ thể cân bằng lượng đường có trong máu. Lượng chất xơ hòa tan ở trong khoai lang còn hỗ trợ việc hạ thấp lượng đường và cholesterol trong máu.

Chất axít chlorogenic cũng có thể giúp tăng cường khả năng chống nhiễm khuẩn, ngăn ngừa tổn thương DNA và các chất liệu di truyền khác.Những bà bầu có tiền sử tiểu đường nên quan tâm tới loại thực phẩm hữu ích này.

Phòng ngừa bệnh viêm khớp

Viêm khớp do thiếu canxi là tình trạng gặp phải ở phụ nữ nói chung chứ không riêng gì các bà bầu. Chất beta cryptoxanthin dồi dào trong khoai lang có tác dụng phòng ngừa các bệnh viêm nhiễm mạn tính như viêm khớp, thấp khớp.

Ngoài ra, beta cryptoxanthin còn giúp tăng cường độ chắc khỏe của xương, tăng cường hệ miễn dịch và làm đẹp da. Thêm vào đó, vitamin C có trong khoai lang còn giúp duy trì lượng collagen để làm săn chắc da và giảm thiểu sự phát triển của bệnh viêm khớp.

Chữa viêm tuyến vú

Phụ nữ sau khi sinh thường bị viêm tuyến vú do tắc tia sữa khiến hai bầu vú đau nhức, khó chịu. Các mẹ có thể dùng củ khoai lang trắng gọt vỏ, giã nhuyễn đắp lên vú. Hoặc nếu bị thiếu sữa thì dùng lá khoai lang non xào với thịt lợn ăn trong ngày.

Những lưu ý khi ăn khoai lang

Bà bầu có nên ăn khoai lang?

Ảnh minh họa: Internet

Không nên ăn khoai lang sống

Màng tinh bột lớp ngoài khoai lang sống khiến khó tiêu hóa, đầy hơi, khó chịu, ợ nóng và buồn nôn. Chính vì vậy, mẹ bầu chỉ nên ăn khoai lang khi đã được làm chín vì dưới tác động của nhiệt.

Không ăn khoai lang cùng dưa chua hay củ cải muối

Cũng giống như gạo, khoai lang chứa nhiều protein, bởi vậy khi ăn cùng với đồ chua như dưa hay củ cải muối thì dễ dàng làm dạ dày sản sinh axit gây khó chịu.

Tốt nhất là nên ăn khoai lang vào buổi trưa

Nên ăn khoai lang vào buổi trưa bởi vì sau khi ăn, canxi trong khoai lang cần phải mất 4-5h mới hấp thụ vào cơ thể, ánh sáng mặt trời lúc buổi chiều có thể thúc đẩy sự hấp thụ canxi này. Khi ăn khoai lang vào bữa trưa, canxi có thể được hấp thụ toàn bộ trước bữa tối, sẽ không ảnh hưởng tới sự hấp thụ canxi từ các thực phẩm khác khi ăn tối.

Cách chọn khoai lang và bảo quản

Các mẹ nên chọn củ khoai lang còn cứng, tươi, không bị thâm, dập hay bị nứt. Các mẹ lưu ý là chỉ nên chọn củ cỡ vừa, củ to quá vì dễ bị xơ.

Nên để khoai ở nơi thoáng mát, không bọc kín trong túi nilon khoai sẽ bị hấp hơi, cũng tránh đặt khoai ở chỗ ẩm thấp vì khoai sẽ mọc mầm, khi ăn rất độc hại.

Trong khoai lang có chất đường, nếu ăn nhiều, nhất là khi đói sẽ gây tăng tiết dịch vị làm nóng ruột, ợ chua, làm trướng bụng.

Khoai lang và quả hồng không nên ăn cùng với nhau, nếu ăn thì nên cách nhau khoảng 5h trở lên. Nếu ăn cùng, lượng đường trong khoai lang sẽ lên men trong dạ dày, khiến dịch vị dạ dày tiết ra nhiều hơn, phản ứng với chất tannin và pectin trong quả hồng sẽ gây ra sự kết tủa, nghiêm trọng hơn có thể khiến xuất huyết dạ dày hoặc viêm loét dạ dày.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!