Bà bầu nặn sữa non: Nên hay không?

Kiến Thức Y Học - 05/20/2024

Thời gian gần đây, từ một nguồn thông tin không rõ nguồn gốc, đã có rất nhiều mẹ bầu vắt sữa non từ tuần thứ 36 của thai kỳ để dự trữ và dùng cho con ngay sau khi bé được sinh ra. Tuy nhiên, đây là một việc làm có thể gây ra những nguy hiểm cho cả mẹ và bé khi nguy cơ sinh non tăng lên. Trong bài viết hôm nay, hãy cùng Lily & WeCare tìm hiểu về việc nặn sữa non.

Thời gian gần đây, từ một nguồn thông tin không rõ nguồn gốc, đã có rất nhiều mẹ bầu vắt sữa non từ tuần thứ 36 của thai kỳ để dự trữ và dùng cho con ngay sau khi bé được sinh ra. Tuy nhiên, đây là một việc làm có thể gây ra những nguy hiểm cho cả mẹ và bé khi nguy cơ sinh non tăng lên. Trong bài viết hôm nay, hãy cùng Lily & WeCaretìm hiểu về việc nặn sữa non.

Phụ nữ mang thai không nên nặn sữa non

Giai đoạn tạo sữa ở phụ nữ mang thai bắt đầu từ tuần thứ 16-20. Những tế bào sữa trong cơ thể mẹ lúc này đã được hoàn chỉnh và bắt đầu tạo ra những giọt sữa non đầu tiên. Tuy nhiên khoảng cách giữa các nang sữa trong cơ thể mẹ lúc này chưa kín và sự lưu thông giữa huyết thanh và sữa khá cao, do vậy sữa non có thể có màu hơi đỏ của máu.

Mặc dù sữa non tốt nhưng việc nặn sữa non nguy hiểm cho cả mẹ bầu và thai nhi. Đầu vú sẽ bị kích thích khi nặn sữa, oxytocin tăng và có nguy cơ gây ra chuyển dạ khiến mẹ sinh non, nhiều trường hợp còn xuất hiện những cơn co tử cung dồn dập. Vì vậy, các bác sĩ chuyên khoa khuyên các mẹ bầu không nên nặn sữa non khi mang thai.

Đúng là vào giai đoạn cuối thai kỳ, mẹ bầu đã có sữa non trong cơ thể nhưng lượng sữa lúc đó không nhiều và mẹ sẽ phải vắt rất khó khăn để có lượng sữa này. Trong khi đó, sau khi sinh, phản xạ tiết sữa ở cơ thể mẹ rất mạnh, kết hợp với động tác bú mút của trẻ, sữa sẽ ra nhiều hơn và đáp ứng cho nhu cầu bú của trẻ.

Bà bầu nặn sữa non: Nên hay không?

Lời khuyên cho mẹ bầu mang thai

Mẹ bầu không nên nặn sữa non bởi việc này có thể gây ra nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi. Sau khi sinh, mẹ nên cho bé bú nhiều để bé có thể tận hưởng được những dòng sữa non từ mẹ mà vẫn đảm bảo được an toàn cho cả mẹ và bé.

Sữa non rất tốt bởi trong sữa non có nhiều kháng thể, chứa nhiều năng lượng tốt cho trẻ. Tuy nhiên, nếu các mẹ nặn sữa non và tích trữ trong tủ lạnh đồng thời sử dụng trong vòng từ 1-2 tháng thì không nên bởi tủ lạnh mà mẹ sử dụng không phải là tủ lạnh chuyên dùng để bảo quản sữa. Sữa vẫn có thể bị hỏng, gây ra những ảnh hưởng không tốt cho trẻ sơ sinh. Do đó, sữa mẹ vẫn là tốt nhất và càng tốt hơn hết nếu bạn cho bé bú trực tiếp.

Bà bầu nặn sữa non: Nên hay không?

Những phụ nữ nào mới thực sự cần dự trữ sữa?

Cho bé bú trực tiếp vẫn là cách được khuyên thực hiện nhiều nhất thay vì nặn sữa non khi mẹ vẫn đang mang thai bé. Chỉ những bà mẹ sinh con non, bé không thể tự bú mẹ, phải chăm sóc trong lồng ấp, được bơm sữa để nuôi cơ thể thì mẹ mới nên vắt sữa. Những mẹ vì nhiều lí do khác nhau không thể cho trẻ bú thì mới nên vắt sữa để cho bé bú.

Do đó, các chuyên gia sản khoa thường xuyên nhắc các mẹ bầu không nên nặn sữa non và tích trữ chờ khi sinh cho bé dùng bởi đây là việc làm có thể gây ra rất nhiều nguy hiểm cho cả mẹ và bé. Hơn nữa, việc tích trữ sữa này lại không tốt và có thể ảnh hưởng tới bé.

>>>Xem thêm:Cách bảo quản và sử dụng sữa mẹ vắt từ máy hút sữa

>>>Xem thêm:Công dụng tuyệt vời của sữa non với trẻ sơ sinh

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!