Mẹ bầu cần lưu ý gì khi mang thai tuần 37

Thời sự - 03/29/2024

Càng gần ngày đón bé chào đời, mẹ càng lo lắng quan tâm chăm sóc bé yêu trong bụng sao cho tốt nhất. Vậy thai nhi tuần 37 phát triển ra sao và mẹ bầu cần lưu ý gì trong tuần này?

Sự phát triển của thai nhi tuần 37

Thai nhi tuần 37 sẽ nặng khoảng 2900g và cao khoảng 53 cm. Bé tăng khoảng 14g mỗi ngày cho đến 200g mỗi tuần. Ở giai đoạn này, đầu thai nhi cũng đã khá to, chu vi sẽ xấp sỉ với vòng ngực của bé lúc ra đời. Các mẹ cũng sẽ thấy bé có phần mũm mĩm với những ngấn thịt ở khuỷu tay, cổ tay, đầu gối hoặc những vết hằn nhỏ tại quanh vùng cổ hoặc đôi vai.

Mẹ bầu cần lưu ý gì khi mang thai tuần 37 

Sự phát triển chi tiết của thai nhi tuần 37

•    Thai nhi có thể quay đầu

Đầu của em bé có thể sẽ di chuyển vào vị trí trong xương chậu của mẹ và gây hiện tượng sa bụng. Có một số trường hợp thai nhi không quay đầu trong giai đoạn này nhưng các bác sĩ sẽ thông báo cho thai phụ và cùng nhau đưa ra hướng giải quyết.

•    Hệ miễn dịch

Hệ miễn dịch của bé đang và sẽ phát triển cũng như hoàn thiện đến khi bé được sinh ra. Bú sữa mẹ là một trong những cách đơn giản và hiệu quả trong việc tăng cường hệ miễn dịch cho bé.

•    Phổi và não

Dù thai nhi tuần 37 hay thai nhi tuần 36 đã nhìn giống một đứa trẻ sơ sinh bình thường nhưng bé vẫn chưa hoàn toàn sẵn sàng để bước ra thế giới bên ngoài. Phổi của thai nhi vẫn chưa phát triển một cách hoàn chỉnh và cần thêm thời gian. Ở trong hai tuần tiếp theo, phổi và não của bé mới được trưởng thành hoàn toàn.

•    Tập luyện

Sẽ là khá sớm nếu bé được sinh ra trong giai đoạn này. Bé sẽ dành thời gian từ đây đến tuần 39 để luyện tập cho việc hô hấp bằng cách hít thở bên trong nước ối, chớp mắt mở mắt và xoay người từ bên này sang bên khác.

•    Cầm nắm

Các ngón tay của bé đã khéo léo hơn và bé có thể cầm nắm các bộ phận nhỏ trên cơ thể.

•    Mút tay

Nhiều bé sẽ mút ngón tay rất nhiều để chuẩn bị cho việc bú sữa.

Những thay đổi ở mẹ bầu

Mẹ bầu cần lưu ý gì khi mang thai tuần 37

Tử cung của bà bầu thường cao hơn rốn khoảng 15 cm. So với khi bắt đầu có thai, trọng lượng của thai phụ sẽ tăng từ 10-13kg. Bà bầu ở giai đoạn này nên đi khám bác sĩ định kỳ để kiểm tra tình trạng và vị trí sinh của em bé.

Ở giai đoạn này, bà bầu sẽ hay bị bong nút nhầy tử cung. Hiện tượng này xảy ra khi cổ tử cung mở ra để chuẩn bị cho quá trình sinh nở, các lớp niêm mạc cổ tử cung sẽ bị bong ra và đào thải ra khỏi cơ thể qua âm đạo. Các mẹ sẽ thấy có tiết dịch nhầy dày đặc tiết ra từ âm đạo, dịch này có màu vàng và có thể lẫn với máu. Hiện tượng này thường xảy ra vài tuần hoặc vài ngày hay thậm chí là vài giờ trước khi xuất hiện những cơn gò chuyển dạ.

Mẹ bầu cần lưu ý gì?

•    Thai nhi 37 tuần tuổi gò cứng bụng

Các cơn co thắt Braxton Hicks (cơn đau giả) trong giai đoạn này sẽ xuất hiện thường xuyên và kéo dài hơn, điều này cũng sẽ khiến sản phụ cảm thấy rất khó chịu. Vì vậy, hãy gặp bác sĩ để được hướng dẫn và hiểu hơn về những dấu hiệu chuyển dạ và thời điểm nhập viện hợp lý nhé.

•    Có máu trong dịch âm đạo

Dịch tiết âm đạo sẽ gia tăng trong giai đoạn này và nếu các mẹ để ý thấy có lượng máu nhỏ ở trong chất nhầy này thì đây là một dấu hiệu thông báo sắp đến ngày sinh. Nhưng nếu gặp trường hợp máu chảy nặng hơn, hãy đến bệnh viện và kiểm tra ngay lập tức.

•    Bổ sung nước

Dù cơ thể đã khá nặng nề nhưng hãy đừng quên việc bổ sung nước, các chuyên gia khuyên rằng 8 ly nước mỗi ngày sẽ giúp các bà mẹ giảm bớt tình trạng phù nề.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!