Thời tiết nắng nóng gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe cơ thể, đặc biệt là đối với người già, trẻ nhỏ, người hay tham gia các hoạt động ngoài trời như công nhân, vận động viên…
Khi cảm thấy chóng mặt hay uể oải vào những ngày nắng nóng thì đừng chủ quan bởi nó có thể là dấu hiệu dẫn đến một tình trạng nghiêm trọng hơn. Tình hình sẽ càng ngày càng nguy hiểm theo ba giai đoạn sau.
Giai đoạn thứ nhất - chuột rút
Hoạt động quá nhiều trong thời tiết nắng nóng sẽ dẫn đến việc mất muối, mất nước trong cơ thể và khiến chúng ta bị chuột rút, các cơ co thắt lại. Thường xuyên bị co thắt nhất là ở vị trí tay, bắp chân và bàn chân. Chuột rút có thể tự dừng lại nhưng các triệu chứng đau nhức sẽ âm ỉ, thường kéo dài 24 đến 48 giờ.
Cơ thể trong môi trường nóng quá lâu có thể gây ra chuột rút. Nguồn ảnh: Wikihow.
Giai đoạn thứ hai - kiệt sức
Trong môi trường nhiệt độ, độ ẩm cao mà vẫn phải hoạt động thể chất vất vả sẽ dẫn tới kiệt sức. Đây là một tình trạng nghiêm trọng khi nhiệt độ cơ thể tăng lên khoảng hơn 38 đến 40 độ C. Các triệu chứng bao gồm:
- Đau đầu
- Sốt nhẹ
- Buồn nôn hoặc nôn mửa
- Rất khát nước
- Đau cơ hoặc chuột rút
Giai đoạn thứ ba - đột quỵ
Đây là giai đoạn cuối trong ba giai đoạn say nắng và là giai đoạn nguy hiểm nhất, cần phải cấp cứu khẩn cấp. Tình trạng này có khả năng gây tử vong và là hậu quả của việc tiếp xúc với nhiệt độ cao, hoạt động thể lực nhiều trong thời gian dài. Đột quỵ vì nhiệt cao xảy ra khi nhiệt độ cơ thể đạt tới hoặc cao hơn 40 độ C.
Nắng nóng ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe cơ thể. Nguồn ảnh: Getty Images.
Các triệu chứng bao gồm:
- Choáng váng do thiếu máu lên não
- Da bị khô, đỏ ửng lên
- Thiếu, không có mồ hôi
- Suy nội tạng
- Co giật
Những biện pháp giải quyết, phòng ngừa say nắng
Những tình trạng trên có thể phòng ngừa hiệu quả bằng cách uống nước thường xuyên để cơ thể hydrat hóa tế bào, giữ nước cho cơ thể. Mặt khác, bạn cũng nên tránh sử dụng đồ uống có cồn, caffein như: bia, rượu, cà phê,… vì sử dụng chúng sẽ làm cơ thể nhanh mất nước.
Bên cạnh đó, cũng nên theo dõi nhiệt độ cơ thể thường xuyên, đặc biệt khi hoạt động ngoài trời và hạn chế lao động gắng sức, đặc biệt vào khoảng 11 giờ đến 16 giờ.
Ngoài ra, có một cách để theo dõi tình hình sức khỏe đó là kiểm tra màu của nước tiểu. Khi nước tiểu màu vàng đậm, có nghĩa cơ thể bạn đang thiếu nước và cần phải bổ sung lập tức.
Người mình sẽ đổ mồ hôi khi ra ngoài nắng, khi hoạt động nhưng nếu lượng mồ hôi giảm là dấu hiệu báo cơ thể đang mất nước, cần bổ sung nước ngay và hạn chế hoạt động vất vả.
Luôn bổ sung nước kể cả khi không khát.
Nếu thấy người khác có dấu hiệu kiệt sức vì nóng, cần:
- Di chuyển người vào chỗ râm mát.
- Làm mát người họ bằng khăn mát, nước mát.
- Cho người đó uống nước mát hoặc đồ uống không có cồn hay caffein.
- Cởi bỏ bớt quần áo chật, nặng trên người.
- Đo nhiệt độ cơ thể họ nếu có sẵn nhiệt kế.
- Gọi ngay cho cấp cứu nếu cần được hỗ trợ và tiếp tục theo dõi diễn biến.
Source (Nguồn): NBC News
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!