Bạn biết gì về thuốc Rodogyl? (Phần 1)

Sơ cứu & Phòng ngừa - 05/04/2024

Thuốc Rodogyl là loại thuốc dùng để điều trị các bệnh nhiễm trùng ở âm đạo, bệnh nhiễm trùng về ruột, các bệnh do sinh vật hiếu khí.

Bạn có thể sử dụng thuốc Rodogyl để điều trị các bệnh nhiễm trùng ở âm đạo (nhiễm trùng roi Trichomonas, vi khuẩn Gardneralla), các bệnh nhiễm về ruột (nhiễm ký sinh đường ruột tên Giardia, nhiễm ký sinh Entamoeba trong và ngoài ruột) và các bệnh do sinh vật hiếu khí (các sinh vật không cần oxy để tăng trưởng).

Rodogyl bao gồm hai loại là Metronidazole và Spiramycin. Trong đó, Metronidazole là loại phổ biến hơn. Đây là thuốc uống kháng nguyên sinh đơn bào. Người ta cho rằng cơ chế hoạt động của loại thuốc này có liên quan đến các vi sinh vật gây hại đến các tế bào DNA dễ tổn thương. Thuốc có tác dụng điều trị các bệnh nhiễm trùng ở âm đạo (nhiễm trùng roi Trichomonas, vi khuẩn Gardneralla), các bệnh nhiễm về ruột (nhiễm ký sinh đường ruột tên Giardia, nhiễm ký sinh Entamoeba trong và ngoài ruột) và các bệnh do sinh vật hiếu khí (các sinh vật không cần oxy để tăng trưởng, chúng có thể có lợi hoặc gây hại).

Mọi người nên tìm hiểu về cách sử dụng các loại thuốc thông thường như Rodogyl vì đôi khi bạn sẽ phải đến hiệu thuốc mà không có toa thuốc của bác sĩ hay dược sĩ.

1. Liều lượng

Rodogyl loại Metronidazole là thuốc được kê theo toa, cứ 6 tiếng thì uống 7,5 mg, hoặc uống từ 250–350 mg, từ 3–4 lần một ngày cho người lớn và trẻ em trên 12 tuổi. Đối với trẻ em dưới 12 tuổi thì liều lượng là từ 5–16,7 mg, chia làm 3 lần uống mỗi ngày. Nếu Rodogyl được dùng theo dạng tiêm, liều lượng cho người lớn và trẻ trên 12 tuổi là 15 mg. Tuy nhiên, còn tùy thuộc vào nguyên nhân của căn bệnh mà liều lượng này có thể dao động từ 500–750 mg mỗi 8 tiếng.

Tùy thuộc vào cơ địa và tình trạng sức khỏe của mỗi người mà liều lượng và cách dùng thuốc sẽ khác nhau. Đối với bệnh nhân bị suy thận hoặc suy gan cấp tính thì liều lượng sử dụng loại Metronidazole mỗi ngày là 1g, mỗi ngày sử dụng 2 lần. Liều lượng sử dụng trong một ngày cao nhất ở người lớn, dù đường uống hay tiêm, đều là 4g.

2. Sự tương tác của thuốc

Tương tác của thuốc chính là kết quả của việc bạn sử dụng thuốc cùng với các loại thực phẩm hoặc các loại thuốc khác. Mỗi loại thuốc sẽ có tương tác khác nhau, do vậy, bạn nên ý thức rõ ràng về các loại tương tác của các loại thuốc mình đang và sẽ sử dụng. Đa số các loại thuốc sẽ kích ứng với rượu bia và thuốc lá kể cả Rodogyl, đặc biệt Rodogyl còn kích ứng mạnh với thuốc kháng rượu (disulfiram).

3. Tác dụng phụ

Tác dụng phụ của thuốc có thể được hiểu là các tác dụng không mong muốn xảy ra sau khi bạn sử dụng thuốc. Tác dụng phụ có thể nghiêm trọng hoặc không nghiêm trọng, nhưng bạn cũng không nên xem nhẹ trong bất cứ trường hợp nào. Mỗi loại thuốc sẽ có tác dụng phụ khác nhau tùy thuộc vào liều lượng, cơ địa của mỗi người và công ty dược phẩm. Nếu các tác dụng phụ trở nên nghiêm trọng và tác động đến cơ thể cũng như sức khỏe của bạn nhiều hơn là tác dụng chính của nó, thì bạn nên cân nhắc có nên tiếp tục sử dụng thuốc hay không.

Dưới đây là danh sách các triệu chứng sẽ xảy ra nếu bạn gặp phải tác dụng phụ của thuốc Rodogyl. Nếu bạn gặp bất kỳ tác dụng phụ nào ảnh hưởng đến sức khỏe của mình, bạn nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn.

  • Hệ tiêu hóa: cảm giác buồn nôn, nôn mửa, chán ăn, cảm thấy vị kim loại nơi đầu lưỡi;
  • Hệ thần kinh: đau đầu, căng thẳng, mất ngủ, chóng mặt, suy nhược, rối loạn, trầm cảm, bệnh lý về thần kinh ngoại vi, động kinh, ảo giác;
  • Dị ứng: phát ban, ngứa, nổi mẩn đỏ;
  • Hệ thống dẫn truyền máu: lượng bạch cầu giảm;
  • Các kích ứng xung quanh;
  • Đau khớp;
  • Cảm giác nóng rát nơi niệu đạo (một bộ phận trong hệ tiết niệu).

Ở phần 2, bạn sẽ được biết thêm các thông tin về chống chỉ định thuốc cũng như việc phụ nữ mang thai và cho con bú có nên sử dụng thuốc Rodogyl hay không.

Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:

  • Rodogyl®
  • Bệnh viêm âm đạo, phụ nữ tuyệt đối không nên xem thường
  • Bệnh viêm ruột ở trẻ: tất tần tật những điều bố mẹ cần biết

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!