Để bệnh lây qua đường tình dục không làm giảm tình yêu

Sức khỏe phụ nữ - 04/19/2024

Mỗi bệnh lây truyền qua đường tình dục gây ra những vấn đề sức khỏe khác nhau. Vậy bạn phải làm gì để phát hiện và chữa trị kịp thời?

Bệnh lây qua đường tình dục là bệnh truyền nhiễm thông qua tiếp xúc tình dục thân mật. Bệnh lây nhiễm qua đường tình dục còn được gọi là tắt theo tên tiếng Anh là STD (Sexually Transmitted Disease) hoặc STI (Sexually Transmissible Infections).

Mỗi bệnh lây truyền qua đường tình dục gây ra những vấn đề sức khỏe khác nhau. Nhưng trên hết các bệnh lây qua đường tình dục nếu không được chữa trị có thể gây ung thư, chứng viêm xương chậu, vô sinh, những vấn đề khi mang thai, lây lan đến những vùng khác của cơ thể, tổn thương nội tạng hoặc thậm chí tử vong.

Nhiễm các bệnh lây truyền qua đường tình dục có thể làm tăng nguy cơ nhiễm HIV.

Làm thế nào biết được bạn mắc bệnh lây qua đường tình dục?

Nhiều bệnh lây qua đường tình dục có thể có triệu chứng nhẹ hoặc không hề có triệu chứng. Khi những triệu chứng này phát triển, chúng thường bị nhầm lẫn với những triệu chứng của bệnh khác, chẳng hạn như nhiễm trùng đường tiểu hoặc nhiễm nấm men. Đây là lí do tại sao việc xét nghiệm bệnh rất quan trọng. Những bệnh lây qua đường tình dục được liệt kê dưới đây là những bệnh phổ biến nhất và gây nguy hiểm đối với phụ nữ:

1. Nhiễm trùng âm đạo

Nhiễm trùng âm đạo thường không có triệu chứng. Những triệu chứng có thể gặp nếu có của bệnh bao gồm:

  • Ngứa âm đạo;
  • Đau đớn khi tiểu tiện;
  • Huyết trắng có mùi tanh.

2. Nhiễm khuẩn Chlamydia

Hầu hết phụ nữ bị nhiễm bệnh đều không có triệu chứng. Những triệu chứng có thể gặp của bệnh bao gồm:

  • Huyết trắng bất thường ở âm đạo;
  • Rát khi tiểu tiện;
  • Chảy máu giữa các kì kinh nguyệt;

Nếu bệnh không được chữa trị, các triệu chứng có thể xảy ra bao gồm:

  • Đau vùng dưới lưng;
  • Đau dưới bụng;
  • Buồn nôn;
  • Sốt;
  • Đau khi quan hệ tình dục.

Hãy làm xét nghiệm Chlamydia và để có hướng điều trị hợp lý.

 3. Herpes sinh dục

Một vài bệnh nhân không có triệu chứng. Trong suốt “thời kỳ bùng phát” sẽ xuất hiện những triệu chứng rất rõ ràng như:

  • Những vết sưng đỏ, phồng rộp, hở miệng tại nơi virus xâm nhập vào cơ thể như dương vật, âm đạo hoặc miệng;
  • Xuất hiện huyết trắng;
  • Sốt;
  • Đau đầu;
  • Đau khi tiểu tiện;
  • Ngứa, rát, sưng trong cơ quan sinh dục;
  • Đau chân, mông hoặc vùng sinh dục.

Những triệu chứng có thể biến mất và xuất hiện lại sau đó. Những vết phồng rộp lành lại sau 2 đến 4 tuần.

Herpes sinh dục – căn bệnh lạ mà quen

4. Bệnh lậu

Những triệu chứng của bệnh lậu thường không rõ ràng, nhưng hầu hết nữ giới đều không có triệu chứng. Nếu có, các triệu chứng sẽ xuất hiện trong vòng 10 ngày kể từ ngày lây nhiễm. Những triệu chứng có thể bao gồm:

  • Đau hoặc rát khi tiểu tiện;
  • Huyết trắng có màu vàng, hoặc đôi khi có máu;
  • Chảy máu giữa các kì kinh nguyệt;
  • Đau khi quan hệ tình dục;
  • Chảy máu nhiều trong thời kì kinh nguyệt.

Lây nhiễm xảy ra ở cổ họng, mắt và hậu môn cũng có những triệu chứng tương tự.

5. Bệnh viêm gan B

Một vài bệnh nhân của viêm gan B sẽ không có triệu chứng, những triệu chứng có thể gặp là:

  • Sốt nhẹ;
  • Đau đầu và đau cơ;
  • Mệt mỏi;
  • Chán ăn;
  • Đau dạ dày hoặc nôn mửa;
  • Nước tiểu có màu sẫm, phân xanh xám;
  • Đau bụng;
  • Da và tròng trắng mắt chuyển thành màu vàng;
  • Tiêu chảy.

 6. HIV/AIDS

Nhiều người không xuất hiện triệu chứng trong vòng 10 năm hoặc hơn. Một nửa số bệnh nhân bị nhiễm HIV sẽ có triệu chứng giống như bị cảm khoảng từ 3 đến 6 tuần sau khi bị nhiễm. Những triệu chứng có thể xảy ra trong vòng vài tháng, thậm chí vài năm trước khi bắt đầu thời kì AIDS bao gồm:

  • Sốt và đổ mồ hôi vào ban đêm;
  • Cảm giác mệt mỏi;
  • Sụt cân nhanh;
  • Đau đầu;
  • Những nốt bạch huyết mở rộng;
  • Tiêu chảy, nôn mửa và đau dạ dày;
  • Xuất hiện những vết loét ở miệng, bộ phận sinh dục và hậu môn;
  • Ho khan;
  • Da phát ban và bong tróc;
  • Mất trí nhớ ngắn hạn.

Phụ nữ mắc HIV có thể có những dấu hiệu sau đây:

  • Viêm nhiễm nấm men âm đạo và những bệnh khác ở âm đạo, bao gồm những bệnh lây truyền qua đường tình dục;
  • Viêm xương chậu không khỏi dù đã được chữa trị;
  • Rối loạn kinh nguyệt.

7. Nhiễm HPV

Những triệu chứng có thể gặp của bệnh HPV là:

  • Mụn cóc ở những vùng sinh dục, bao gồm bắp đùi. Mụn cóc có thể phồng hoặc xẹp, có 1 nốt hoặc 1 cụm các nốt mụn cóc lớn;
  • Sự tăng trưởng bên trong cổ tử cung và âm đạo, thường không thể nhìn thấy được.

 8. Rận mu

Những triệu chứng khi nhiễm rận mu bao gồm:

  • Ngứa ở vùng sinh dục;
  • Tìm thấy rận và trứng rận.

9. Bệnh giang mai

Bệnh giang mai tiến triển theo từng giai đoạn. Những triệu chứng ở giai đoạn 1 – giai đoạn khởi phát là:

  • Có một vài vết loét không đau xuất hiện trong khoảng từ 10 tới 90 ngày sau khi bị lây nhiễm. Vết loét có thể xuất hiện ở những vùng sinh dục, miệng, những vùng khác ở trên cơ thể.

Nếu không được chữa trị, bệnh sẽ chuyển tiếp qua giai đoạn 2. Giai đoạn này bắt đầu trong khoảng 3 đến 6 tuần sau khi vết loét xuất hiện. Những triệu chứng ở giai đoạn 2 bao gồm:

  • Da phát ban, khô rát, đỏ hoặc có những đốm nâu đỏ trên tay và chân, không ngứa và tự hết;
  • Sốt;
  • Đau họng và sưng họng;
  • Rụng tóc từng mảng;
  • Đau đầu và đau cơ;
  • Sụt cân;
  • Mệt mỏi;

Trong giai đoạn ủ bệnh, những triệu chứng có thể biến mất nhưng cũng có thể quay trở lại. Nếu không điều trị bệnh kịp thời có thể bệnh sẽ chuyển sang giai đoạn cuối.

Trong giai đoạn cuối xuất hiện những triệu chứng liên quan đến tổn thương như tổn thương nội tạng, não, mắt, dây thần kinh, van tim, thận, xương, khớp. Một số bệnh nhân có thể tử vong.

10. Viêm âm đạo do trùng roi

Bệnh thông thường không có triệu chứng. Những triệu chứng thường xuất hiện từ 5 tới 28 ngày sau thời kì phơi nhiễm, bao gồm:

  • Huyết trắng vàng, xanh hoặc xám ở âm đạo (có bọt với mùi khó chịu);
  • Khó chịu khi quan hệ tình dục và tiểu tiện;
  • Ngứa và khó chịu ở vùng sinh dục;
  • Đau bụng dưới (hiếm gặp).

Có thể có các triệu chứng và dấu hiệu khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.

Chị em cần làm gì để phòng ngừa bệnh lây qua đường tình dục?

Để phòng ngừa bệnh lây qua đường tình dục, bạn nên:

  • Quan hệ tình dục an toàn. Có nghĩa là bạn không nên quan hệ qua đường âm đạo mà không dùng bao cao su, không quan hệ tình dục qua đường miệng hay hậu môn.
  • Chung thủy. Bạn nên quan hệ tình dục với bạn tình đã được xét nghiệm bệnh lậu và không bị lây nhiễm để có thể giảm thiểu tối đa nguy cơ lây bệnh. Hãy chỉ nên quan hệ với duy nhất một bạn tình.
  • Hãy thẳng thắn với bác sĩ và bạn đời của bạn về bệnh mà bạn hoặc bạn đời của bạn đang mắc phải.
  • Quan hệ đồng tính cũng có thể gây nguy cơ lây nhiễm bệnh qua đường tình dục, một vài bệnh lây qua đường tình dục phổ biến có thể lây qua tiếp xúc da với da.
  • Kiểm tra vùng chậu hằng năm nhằm loại bỏ nguy cơ mắc bệnh lây qua đường tình dục hoặc có thể điều trị kịp thời nếu bạn mắc bệnh lây qua đường tình dục.
  • Không uống quá nhiều rượu hoặc dùng thuốc kích thích. Điều này sẽ giúp bạn giảm thiểu nguy cơ quan hệ tình dục không an toàn.

Bạn cần biết rằng những phương pháp tránh thai như dùng thuốc tránh thai, viên tránh thai, cấy mô, màng chắn không thể bảo vệ bạn khỏi các bệnh lây truyền qua đường tình dục. Nếu bạn dùng một trong những biện pháp này, bạn vẫn phải sử dụng bao cao su đúng cách khi quan hệ tình dục.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!