Bạn đã biết cách phòng tránh virus thủy đậu? (Phần 2)

Sơ cứu & Phòng ngừa - 11/24/2024

Bạn đã biết những biện pháp phòng tránh virus thủy đậu tốt nhất hay chưa? Hãy cùng Hello Bacsi bỏ túi một vài kiến thức quan trọng bạn nhé.

Không ai trong chúng ta muốn bản thân mắc phải bệnh thủy đậu cả. Vậy làm thế nào để trang bị cho mình cách phòng tránh virus thủy đậu tốt  nhất? Hãy cùng Hello Bacsi bỏ túi một vài kiến thức quan trọng bạn nhé!

Ai cũng có nguy cơ bị nhiễm virus thủy đậu. Sau đây là những nguy cơ bạn cần biết và cách điều trị khi gặp những căn bệnh ấy.

Nguy cơ mắc bệnh

Nhiễm VZV tiên phát gây thủy đậu

Những bệnh nhân mẫn cảm có nguy cơ nhiễm VZV tiên phát gây thủy đậu. Nghiên cứu cho thấy khoảng 2−3% người trưởng thành nhận điều trị SOT thì có kết quả xét nghiệm máu âm tính với VZV. Các trường hợp lây nhiễm VZV qua đường tiêm chích hoặc qua việc hiến máu rất hiếm, nhưng mới đây đã có báo cáo về trường hợp người hiến máu bị bệnh VZV tiên phát gây thủy đậu.

Nhiễm zona thần kinh

Bệnh nhân từng bị bệnh VZV hay đã tiêm ngừa vắc xin VZV có nguy cơ phát triển bệnh thành bệnh zona (gọi tắt là HZ). Hiện nay vẫn chưa có một thử nghiệm nào đánh giá HZ trong SOT nên những nguy cơ mắc bệnh chưa được xác định rõ ràng. Tương tự như dân số chung trên thế giới, các nghiên cứu theo thời gian đã cho thấy rằng người cao tuổi từng tiếp nhận điều trị cấy ghép có nguy cơ mắc bệnh zona cao hơn. Một vài nghiên cứu cho thấy những bệnh nhân từng tiếp nhận cấy ghép phổi có tỷ lệ mắc bệnh zona thần kinh cao hơn so với những người tiếp nhận phẫu thuật cấy ghép các bộ phận khác – tỷ lệ này liên quan một phần đến cơ chế ức chế miễn dịch có cường độ lớn.

Biện pháp ngăn ngừa bệnh

Bệnh thủy đậu

Bạn nên tiêm vắc xin chống thủy đậu (Varivax) cho trẻ em dưới 1 tuổi. Trẻ em dưới 13 tuổi chỉ nên tiêm một lần duy nhất. Còn đối với người từ 13 tuổi trở lên, lần tiêm thứ 2 nên cách lần thứ 1 khoảng 1−2 tháng. Nếu bạn chưa từng bị thủy đậu cũng như chưa tiêm phòng thì hãy hạn chế tiếp xúc với người mắc bệnh thủy đậu để tránh trường hợp lây nhiễm.

Trẻ em mắc bệnh thủy đậu nên nghỉ học và được trông coi kỹ lưỡng cho đến khi khỏi bệnh để tránh lan truyền virus.

Bệnh giời leo

Nếu bạn chưa bao giờ bị bệnh thủy đậu thì việc tiêm vắc xin chống thủy đậu sẽ làm giảm nguy cơ mắc bệnh thủy đậu và cả bệnh giời leo nữa đấy. Thậm chí khi bạn mắc bệnh này thì vắc xin sẽ giúp bạn giảm nguy cơ mắc phải các biến chứng khác.

Tiêm ngừa vắc xin giời leo (Zostavax) sẽ làm giảm tỷ lệ mắc bệnh giời leo đối với những người dưới độ tuổi 60 mà đã từng mắc bệnh thủy đậu. Tuy nhiên, nó chỉ làm giảm tỷ lệ chứ không đảm bảo hoàn toàn bạn sẽ không mắc bệnh giời leo. Nếu bạn mắc bệnh giời leo, vắc xin sẽ giảm mức độ nghiêm trọng của bệnh và nguy cơ phát triển bệnh thành chứng đau dây thần kinh sau zona.

Tiêm ngừa vắc xin chống giời leo chống chỉ định cho:

  • Người có phản ứng với thành phần gelatin hay neomycin;
  • Người có hệ miễn dịch suy yếu;
  • Đang uống thuốc ức chế hệ miễn dịch (như thuốc corticosteroids);
  • Người mắc bệnh lao;
  • Người có tiền sử về bệnh bạch huyết hoặc ung thư tủy xương.

Biện pháp điều trị

Bệnh thủy đậu và bệnh giời leo nói chung đều sẽ hồi phục dần nếu bạn không có nguy cơ cao mắc các biến chứng khác. Sự điều trị chỉ giúp bạn giảm nhẹ cơn đau và cảm giác ngứa ngáy.

Sau bài viết này, mong rằng bạn đã hiểu thêm nhiều về virus thủy đậu cũng như hai loại bệnh mà nó gây ra. Hy vọng rằng bài viết đã cung cấp cho bạn nhiều thông tin hữu ích nhé.

Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:

  • Đừng xem thường thủy đậu, nhất là phụ nữ mang thai!
  • Bạn đã biết cách trị giời leo tại nhà cho bé chưa?
  • Bệnh thủy đậu
  • Vắc-xin virus thủy đậu sống
  • Biến chứng của bệnh thủy đậu ở trẻ em như thế nào?
  • Tiêm vắc xin khi mang thai: những điều cần biết

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!