Khi mang thai mẹ bầu cần phải nghiêm ngặt thực hiện đúng theo những chỉ định của bác sĩ sản khoa, để có thể đảm bảo sức khỏe của người mẹ và sự phát triển của thai nhi trong suốt quá trình thai kỳ. Tùy vào từng loại vắc – xin mà sẽ có những khoảng thời gian khác nhau để tiêm phòng. Các mẹ có thể tham khảo thêm về thông tin tiêm phòng vắc – xin qua bài viết dưới đây.
Tại sao bà bầu cần tiêm phòng vắc – xin?
Khi mang thai, ngoài việc siêu âm định kỳ theo thời gian, lịch trình mà bác sĩ đưa ra thì mẹ bầu nhất định phải tiêm phòng vắc – xin đầy đủ khi mang thai. Những loại vắc – xin này có tác dụng phòng ngừa bệnh rất tốt cho cả mẹ bầu và cho sự phát triển của đứa trẻ khi được sinh ra. Khi mang thai thể trạng và sức đề kháng của người mẹ thay đổi, đặc biệt đề kháng luôn yếu hơn so với người bình thường. Vì vậy việc tiêm vắc – xin đủ liều lượng, đủ loại sẽ giúp cho mẹ bầu có thể ngăn ngừa tối đa nhất những nguy hại từ tác động bên ngoài đến sự phát triển của thai nhi.
Tùy vào loại vắc-xin cần tiêm mà có thời gian quy định
Khi mang thai, tùy vào loại vắc – xin cần tiêm mà nó sẽ có thời gian quy định rõ ràng và cụ thể đối với từng mẹ bầu. Việc tiêm phòng vắc – xin trước hoặc trong thai kỳ đều không ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.
Theo khuyến cáo của các bác sĩ sản khoa, khi mang thai nhất định mẹ bầu phải tiêm phòng đầy đủ các loại vắc – xin theo lịch tiêm chủng sau:
- Rubella
Vắc – xin Rubella có tác dụng tốt cho não, tim, tai và mắt của thai nhi trong bụng mẹ. Ngăn ngừa trường hợp trẻ sinh ra bị dị tật hoặc giảm tối đa tình trạng sảy thai, thai chết lưu, thai mù mắt, điếc, dị tật ống thần kình..
Loại vắc – xin này phát huy tác dụng tốt nhất khi nó được tiêm phòng 3 tháng trước khi mang bầu. Nếu trường hợp mẹ bị nhiễm Rubella trong 3 tháng đầu hoặc 3 tháng cuối của thai kỳ thì khả năng cao là mẹ sẽ bị sảy thai hoặc sinh con non.
- Sởi, quai bị
Nếu trong chu kỳ mang thai mà mẹ bầu nhiễm sởi thì nguy cơ trẻ sinh ra bị dị tật bẩm sinh là rất lớn. Còn trong quá trình mang thai, trẻ dễ bị nguy cơ sảy thai, thai chết lưu... Theo khuyến cáo của các bác sĩ, mẹ nên tiêm phòng vắc – xin này ít nhất 3 tháng trước khi mang thai.
Khi virus quai bị tấn công vào cơ thể người mẹ mà không có bất kỳ một sự bảo vệ nào thì dễ làm cho buồng trứng bị viêm nhiễm. Đối với những chị em chưa mang thai thì sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản. Còn đối với mẹ bầu nó dễ gây cho trẻ dị tật bẩm sinh.
Hiện nay, có loại văcxin 3 trong 1 (sởi - quai bị - rubella), mẹ có thể chỉ cần chích ngừa 1 mũi có thể phòng ngừa cả 3 bệnh này.
- Thủy đậu
Thủy đậu là một trong những dịch bệnh đầu mùa rất hay gặp ở mọi lứa tuổi từ người lớn đến trẻ nhỏ. Đặc biệt khi mang thai, mẹ bầu bị nhiễm bệnh này sẽ rất nguy hiểm cho trẻ em. Thủy đậu thường phát dịch sau Tết và kéo dài ít nhất 1 tuần, các mẹ bầu nên tiêm trước khi mang thai ít nhất 1 tháng hoặc cũng có thể tiêm trong thai kỳ. Nếu trường hợp mẹ đã tiêm phòng vắc – xin thủy đậu khi còn nhỏ, thì có thể tiêm thêm một mũi để tăng cường.
- Cúm
Khi mang thai, hệ miễn dịch của mẹ bầu yếu hơn so với người bình thường và mẹ thường rất dễ mắc cúm trong suốt chu kỳ mang thai. Trường hợp mẹ bị cúm trong 3 tháng đầu thì trẻ sinh ra dễ bị dị tật. Mẹ bầu có thể tiêm ngừa cúm trong thai kỳ, tiêm phòng vắc – xin loại này hoàn toàn an toàn đối với mẹ bầu và mẹ có thể tiêm mọi thời điểm khi mang thai. Thời điểm tốt nhất để tiêm là trong 3 tháng đầu hoặc 3 tháng cuối của thai kỳ.
- Viêm gan B
Loại vắc – xin viêm gan B này có thể tiêm trước hoặc đang có thai đều được. Trường hợp mẹ không tiêm viêm gan B khi mắc bệnh này có thể dễ dàng lây truyền sang con và dần hình thành ung thư gan.
Lưu ý khi tiêm vắc – xin
Nên tiêm phòng trước khi mang thai bao lâu?
Không tiêm phòng trước khi mang thai có ảnh hưởng gì không?
Tiêm vắc xin HPV sau khi sinh có ảnh hưởng tới sữa mẹ?
Khám thai ở đâu tốt tại TP. Hồ Chí Minh?
Hướng dẫn cách tính tuổi thai chính xác?
3
Trước khi tiêm vắc – xin các mẹ cần phải lưu ý những yếu tố sau đây để có thể tiêm phòng một cách hiệu quả và đầy đủ:
- Tiêm đúng loại vắc – xin mình cần và tiêm phòng vắc – xin đúng thời điểm.
- Thực hiện đúng theo chỉ định của bác sĩ và mọi phụ nữ trong độ tuổi có thể sinh đẻ đều phải tiêm vắc – xin dự phòng.
- Sau khi tiêm vắc – xin, các mẹ nên theo dõi cơ thể của mình ít nhất là sau 24 giờ sau tiêm. Nếu cơ thể có những bất thường, thì nên đến cơ sở tiêm chủng để kiểm tra.
- Khi mang đa thai hay thai có nguy cơ sinh non, các mẹ phải tiêm vắc – xin phòng uốn ván sớm hơn. Ngoài ra, phải hỏi ý kiến bác sĩ để được tiêm thuốc hỗ trợ phổi cho bé.
>>> Xem thêm:Phụ nữ mang thai có nên tiêm phòng vắc xin cúm?
>>> Xem thêm: Tiêm phòng vắc-xin viêm gan B và những điều cần biết
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!